Hết chiến tranh thương mại giờ lại đến dịch bệnh, bức tranh thương mại thế giới đối mặt quá nhiều cú sốc

29/03/2020 20:09
Những tác động của dịch bệnh lên hoạt động thương mại toàn cầu sẽ trầm trọng hơn nhiều so với chiến tranh thương mại.

Những người làm công việc hoa tiêu cho các tàu container, các cán bộ hải quan, những bậc thầy về logistic, lái xe tải và người bảo vệ kho đều đã quá quen thuộc với công việc xử lý các rắc rối thường xuyên phát sinh trên mạng lưới thương mại quốc tế, từ những cuộc đình công cho đến gần đây nhất là chiến tranh thương mại.

Nhưng trong bối cảnh gần như chắc chắn GDP toàn cầu năm 2020 sẽ sụt giảm, kể cả những người có lối suy nghĩ sáng tạo nhất cũng sẽ không thể đảm đương nhiệm vụ bảo vệ dòng chảy hàng hóa dịch vụ trị giá 25.000 tỷ USD đang chảy khắp thế giới.

Thương mại có thể được ví như đường ống dẫn mà qua đó nỗi đau của nền kinh tế này sẽ dễ dàng được truyền sang nền kinh tế khác. Kể cả những sản phẩm đơn giản nhất cũng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu: theo 1 ước tính chỉ 1 cốc cà phê xoàng xĩnh cũng là sản phẩm của sự hợp tác giữa 29 công ty đến từ 18 quốc gia.

Do đó những cú sốc có thể đến từ rất nhiều hướng. 1 cảng biển đóng cửa hay hàng bị tắc ở hải quan có thể tạo ra những con sóng nối đuôi nhau tác động đến mọi ngóc ngách. Nếu khách hàng ngừng mua xe ô tô và điện thoại, các nhà sản xuất cùng với người lao động ở những nơi xa lắc lơ cũng cảm nhận được nỗi đau.

Khi GDP thế giới (tính theo ngang giá sức mua) giảm 0,1% trong năm 2019, tổng khối lượng thương mại đã sụt giảm tới 13%. Tách thành từng quý thì con số còn lớn hơn. Lực cầu ở Mỹ và EU tác động đến 1 chuỗi các nước từ Canada, Mexico đến Trung Quốc, Nhật Bản và những nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Và cú sốc của năm 2020 còn tồi tệ hơn thế nhiều lần. Khi một trong những ông lớn của kinh tế thế giới hắt hơi, phần còn lại cũng dính cúm. Giờ thì tất cả mọi người đều ho. Không chỉ các nhà máy bị đóng cửa vì dịch bệnh, các rào cản thương mại cũng được nâng lên đáng kể do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Và lực cầu toàn cầu lao dốc không phanh vì thu nhập của các hộ gia đình bốc hơi và những công ty dần cạn kiệt tiền mặt không thể đầu tư dự án mới.

Ban đầu chỉ các nhà máy của Trung Quốc, nơi chiếm gần 10% khối lượng giao dịch hàng hóa trung gian (intermediate-goods, tức hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra hàng hóa cuối cùng), bị ảnh hưởng. Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (tính bằng USD) của Trung Quốc giảm 17% so với 1 năm trước. Mặc dù thuế quan của Mỹ cũng có tác động nhưng phần lớn là do các nhà máy đóng cửa. Khi mà thời gian giao hàng ngày càng kéo dài, các công ty cũng phải tạm ngừng sản xuất vì thiếu linh kiện.

Giờ đây các nhà máy trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á không chỉ phải đối mặt với nguồn cung từ Trung Quốc bấp bênh mà còn phải đối mặt với tình trạng công nhân bị bệnh và các lệnh phong tỏa ở ngay đất nước họ. Audrey Ross, lãnh đạo của Orchard International, công ty của Canada chuyên buôn các mặt hàng như mascara và bông tắm, cho biết họ đang phải đối mặt với 1 cơn ác mộng thực sự. 1 khách hàng ở Đức đóng cửa, các nhà kho ở Mỹ thu hẹp thời gian mở cửa. Chỉ cách đây vài tuần, kế hoạch đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc vào Trung Quốc tưởng chừng như sáng suốt nhưng giờ thì không nơi nào còn an toàn.

Tồi tệ hơn, các rào cản thương mại đang mọc lên ở khắp nơi. Hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ra lệnh giới hạn lượng thiết bị y tế xuất đi. Ngành du lịch - chiếm 8% khối lượng thương mại dịch vụ toàn cầu - là ngành thiệt hại nặng nhất. Hàng loạt chuyến bay bị hủy khiến cước phí vận chuyển tăng cao. Cước đối với một số mặt hàng đã tăng từ 2-3 USD/kg lên 9-11 USD.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cũng rất khó khăn. Các nước từ Mỹ đến Armenia đã ban hành các lệnh cấm chặt chẽ. Trong hầu hết trường hợp thường loại trừ người vận chuyển, nhưng vì phải làm nhiều thủ tục để kiểm soát dịch bệnh, đã có những chỗ phải xếp hàng dài hàng km. Nhiều người lao động cũng không thể quay trở lại nơi làm việc vì lệnh phong tỏa.

Những điều này đồng nghĩa càng khó lấp đầy các kệ hàng trong siêu thị hơn nữa khi mà người dân đổ xô đi tích trữ thực phẩm. Riêng đối với các thiết bị y tế thì càng khó khăn gấp bội vì nhu cầu tăng vọt.

Vậy thì thương mại toàn cầu sẽ lao dốc đến đâu? Năm 2009, lực cầu sụt giảm chiếm hơn 60% nguyên nhân khiến thương mại sụp đổ, con số cao hơn nhiều so với mức 15-20% gây ra bởi khan hiếm tín dụng.

Cuộc khủng hoảng năm 2009 cho thấy hoạt động thương mại sớm hay muộn thì hoạt động thương mại cũng sẽ phục hồi. Nhưng hoạt động thương mại sôi động là nhờ niềm tin và tính dễ đoán, chứ không phải là sự mông lung. Ở thời điểm hiện tại, với chuỗi cung ứng đứt gãy và nhiều nước đóng cửa biên giới, cả hai yếu tố này đều đang thiếu hụt trầm trọng.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
7 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
7 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
7 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
17 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
19 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
21 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.