Hết ra phường lại chạy lên sở, một ngày khổ vì xin giấy đi đườngicon

Nhiều doanh nghiệp cho hay, mặc dù thuộc ngành thiết yếu nhưng để xin được giấy đi đường vẫn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp cho hay, mặc dù thuộc ngành thiết yếu nhưng để xin được giấy đi đường vẫn gặp nhiều khó khăn.

 

Ngày cuối vẫn chưa có giấy đi đường

Theo quy định, từ ngày 8/9, Hà Nội sẽ siết chặt kiểm tra giấy đi đường đối với vùng 1. Tuy nhiên, tới chiều 7/9, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục xin giấy đi đường vì nhiều thủ tục gặp khó. Có loại giấy phải xin ở phường, có loại giấy phải xin ở Sở Công Thương khiến doanh nghiệp không thể kịp hoàn thành. Nếu sai một lỗi nhỏ, doanh nghiệp phải làm lại từ đầu. Doanh nghiệp lo ngại phải dừng hoạt động vì không xin được giấy đi đường.

Bà Trần Thị Lan, một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, cho hay, dù ngày cuối tuần, đơn vị vẫn phải cử nhân viên hành chính trực theo dõi, khi có thông tin hướng dẫn làm giấy đi đường là gửi hồ sơ ngay. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành một loạt giấy tờ thì bị từ chối do chưa đầy đủ. 

Hết ra phường lại chạy lên sở, một ngày khổ vì xin giấy đi đường

Hết ra phường lại chạy lên sở, một ngày khổ vì xin giấy đi đường

Nhiều doanh nghiệp than khó khi làm thủ tục xin giấy đi đường

Theo thông báo của phường, hồ sơ của công ty chưa đầy đủ, phải cung cấp đơn đề nghị cấp giấy đi đường, giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, phân công lịch làm việc, lịch trực đến 21/9, danh sách nhân viên, người lao động làm việc tại cơ quan đơn vị có địa chỉ thường trú tại vùng 1, phương án sản suất kinh doanh đảm bảo các yêu cầu và quy định về phóng chống dịch, giấy tờ tuỳ thân người lao động, hợp đồng lao động, giấy tờ thể hiện ngành nghề kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế. 

Để đảm bảo mô hình hoạt động được, cũng như phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng, mỗi cửa hàng của chị cần từ 15-20 nhân viên, phần lớn là lao động thời vụ. Tuy vậy, việc các phường chỉ cấp giấy đi đường cho nhân viên chính thức khiến cửa hàng phải cắt giảm 50-70% nhân công. 

Tương tự, theo đại diện một chuỗi kinh doanh thực phẩm, đơn vị này cần 3 loại giấy đi đường, xin cấp ở 3 nơi khác nhau gồm giấy cho nhân viên làm việc ở văn phòng, một loại xin cấp cho shipper giao hàng (xin ở Sở Công Thương), một loại xin cho các nhà cung ứng rau, thịt, hoa quả... từ các vùng ngoại thành, ngoại tỉnh vào Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị Nga (Hoàng Mai, Hà NộI) - chuyên kinh doanh thực phẩm online - cũng đang lo lắng vì hàng về không thể đi giao cho khách. Chị than thở: “Các doanh nghiệp xin giấy đi đường còn khó nói gì tới các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như mình. Với tình hình này thì khó có thể đi giao hàng trong phường”. 

Hiện, chị Nga chỉ nhận các đơn hàng bán trong khu vực chung cư, còn lại những người đặt mua ở khu vực khác trong phường chị đều từ chối. “Bán được không biết lời lãi bao nhiêu mà bị phạt thì coi như mất hết”, chị nói.

Lo ngại ùn tắc hàng hoá

Nhiều doanh nghiệp phản ánh, nếu tối 7/9 họ không được cấp giấy đi đường thì việc kinh doanh từ ngày 8/9 phải dừng lại hết. Không chỉ các đơn vị cung ứng mà hệ thống siêu thị cũng đứng ngồi không yên nếu nhà cung cấp không có đủ giấy đi đường.

Hết ra phường lại chạy lên sở, một ngày khổ vì xin giấy đi đường
Nhiều DN lo thiếu giấy đi đường, không thể duy trì hoạt động kinh doanh (ảnh: Bảo Anh)

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, cho biết, nhằm đảm bảo các mặt hàng tươi sống (như rau, củ, quả, thịt, cá) phải luôn tươi ngon, doanh nghiệp chỉ dự trữ lượng hàng từ 1-2 ngày. 

"Trong khi, phần lớn nhà cung cấp cho siêu thị đang chờ được cấp giấy đi đường. Nếu không có thì họ không vào vùng 1 giao hàng được, nguy cơ các ngày tới sẽ thiếu hụt các mặt hàng tươi sống", bà Vân cho hay.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, để đảm bảo vận chuyển cung ứng hàng hóa đến người dân, các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an TA cấp mã nhận diện (đối với xe ô tô) và cấp Giấy phép đi đường cho xe máy. Xe ô tô được phép hoạt động theo quy định thực hiện cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, các vùng vào Vùng 1; Các shiper chỉ hoạt động trong phân vùng 1.

Đối với các phương tiện vận chuyển (xe ô tô) của các cơ sở, HTX, doanh nghiệp,... sản xuất, kinh doanh, UBND các quận, huyện đủ điều kiện được phép lưu thông, tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa, các đơn vị chủ động điều tiết việc vận chuyển nhằm đảm bảo việc cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nhân dân trong phân vùng 1.

Trường hợp xe ô tô của các đơn vị trên không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, cần huy động các phương tiện hỗ trợ, thực hiện theo nguyên tắc điều động đươc xây dựng cụ thể trong phương án.

Tính đến ngày 31/8, có 51.111 xe ô tô được cấp Luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở GTVT. Xe của các quận, huyện, thị xã đã huy động tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa (bình quân 5 xe/quận, huyện). Dự kiến, 528 xe tải do Sở GTVT huy động của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP (450 xe vận chuyển trong thành phố, 78 xe vận chuyển ngoài TP).

Trước đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó cho rằng, mặc dù hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhưng với hàng hoá hữu hình không thể tách rời đội ngũ giao hàng (shipper).

Do chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của đội ngũ này thời gian qua dẫn đến tâm lý tiêu cực của nhiều người giao hàng và các doanh nghiệp quản lý họ. Nếu đông đảo người giao hàng nghỉ việc và doanh nghiệp liên quan ngừng hoạt động sẽ dẫn đến khủng hoảng trong chuỗi cung ứng cho cuộc sống của nhân dân các địa phương đang giãn cách xã hội ở mức cao.

VECOM cho rằng cần coi đội ngũ giao hàng có vai trò quan trọng thứ hai, sau đội ngũ y tế trực tiếp chăm sóc sức khoẻ. 

Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND các địa phương, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, căn cứ tình hình thực tế để hỗ trợ đội ngũ shipper, qua đó giúp các sàn thương mại điện tử phục vụ tốt hơn người dân khi giãn cách xã hội.

Bảo Anh

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
1 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
41 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
54 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
29 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
37 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.575.339 VNĐ / tấn

81.65 USD / lbs

1.05 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
18 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
19 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
2 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.