Hết sức cẩn trọng trong điều hành giá

14/04/2019 10:34
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý đầu năm 2019 đang khá tích cực, tuy nhiên, áp lực và thách thức cho kiểm soát lạm phát 2019 chưa phải đã hạ nhiệt.

Nhiều dự báo cho thấy khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% của năm nay là hoàn toàn có cơ sở, song bên cạnh đó, chưa hết những ý kiến lo ngại cho tăng trưởng và lạm phát 2019 có thể sẽ không như mục tiêu đề ra.

Kiểm soát lạm phát từ 3,3-3,9%

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, CPI bình quân quý I năm nay chỉ tăng 2,63% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm gần đây. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để có được kết quả này, ngoài ảnh hưởng bởi tác động của quy luật tiêu dùng sau tết Nguyên đán, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, thì sự chủ động điều hành giá xăng dầu, kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ là một trong những lý do quan trọng. Theo đánh giá, áp lực kiểm soát lạm phát trong thời gian tới sẽ giảm bớt nhờ CPI quý I chỉ tăng thấp so với cùng kỳ. Theo mục tiêu Quốc hội đề ra, năm 2019 lạm phát sẽ phải được kiểm soát ở mức dưới 4%.

Điều này cũng phù hợp với nhiều nhận định đến từ các tổ chức kinh tế. Mới đây, dự báo về lạm phát năm 2019, các chuyên gia đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, tại Việt Nam, lạm phát sẽ ổn định trong năm 2019 nhưng sẽ gia tăng trong năm 2020, theo đó, dự kiến lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020. Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố sẽ không tăng lãi suất chính sách trong năm 2019 sẽ giúp giảm áp lực đối với đồng Việt Nam và tình hình lạm phát, tương tự như tác động của giá dầu thế giới giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia ADB cũng cảnh báo, việc tăng giá dịch vụ giáo dục, y tế và giá điện có thể làm tăng áp lực lạm phát, giống như việc tăng lương tối thiểu.

Liên quan đến việc tăng giá điện từ 20/3 có thể ảnh hưởng tác động tới lạm phát thời gian tới, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng giá điện tăng không gây rủi ro cho lạm phát năm 2019. Theo tính toán của BVSC, do tỷ trọng của nhóm hàng điện trong rổ tính CPI chỉ chiếm 3,5% cho nên nếu tác động vòng 1 mang tính trực tiếp nhất thì tăng giá điện trung bình thêm 8,36% dự kiến cũng sẽ khiến chỉ số CPI tổng thể tăng thêm khoảng 0,3% và ảnh hưởng của việc tăng giá này sẽ được phản ánh trong tháng 4.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát lạm phát của năm 2019 ở mức từ 3,3-3,9%, vượt yêu cầu của Quốc hội. Để đạt kết quả đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tính toán điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ theo tín hiệu của thị trường. Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chủ động nắm bắt thông tin về diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước, kết hợp với trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu hợp lý để bình ổn giá trong thời điểm giá thế giới có biến động bất thường, không ảnh hưởng tới kỳ vọng về lạm phát. Đồng thời, yêu dầu các Bộ tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch chi phí đầu vào của giá điện, kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định.

Thận trọng trong điều chỉnh giá

Bên cạnh những dự báo khả quan về kiểm soát lạm phát 2019, có nhiều nhận định lo ngại về vấn đề này khi vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi đang hiện hữu. Các chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân, mới đây, trong một nghiên cứu về triển vọng kinh tế Việt Nam 2019 đã cảnh báo lạm phát và tỷ giá mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh dự kiến, nhưng đã đương đầu nhiều sức ép.

PGS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018, trong khi lạm phát có xu hướng gia tăng, mặc dù vẫn có thể kiểm soát được ở dưới mức 5%. Một trong những yếu tố sẽ tác động tới lạm phát 2019 là giá xăng dầu. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu giá xăng tăng 5% thì ảnh hưởng tới các ngành kinh tế sẽ rất lớn. Dịch vụ vận chuyển, lưu trữ và bưu chính; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thủy sản; dịch vụ khí đốt, cấp thoát nước và chất thải; dịch vụ vận tải, kho bãi sẽ là 5 nhóm ngành chịu ảnh hưởng mạnh và ngay lập tức từ giá xăng tăng.

Theo PGS.TS. Tô Trung Thành, ảnh hưởng từ giá xăng dầu tăng là rất lớn, cả trực tiếp và gián tiếp tới hầu hết các ngành sản xuất quan trọng, gây tác động lớn tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN. Chưa kể, tác động cộng hưởng từ tăng giá điện cùng các mặt hàng khác thì ảnh hưởng tới nền kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Do đó, cần hết sức cẩn trọng trong điều hành giá để tránh làm tăng mạnh chi phí sản xuất từ quý tới, gây khó khăn cho DN và ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Mới đây, tại kỳ điều hành ngày 2/4, giá xăng dầu đã tăng mạnh sau khi ở kỳ điều hành trước đó giá xăng dầu được giữ nguyên bởi Nhà nước quyết định trích lập quỹ bình ổn thay vì tăng giá theo giá dầu thế giới. Theo nhận định, tác động tăng giá xăng dầu và giá điện sẽ rõ ràng hơn từ quý II/2019, do đó, giá cả các mặt hàng khác do Nhà nước quản lý cần phải được điều chỉnh rất thận trọng và hợp lý để tránh lạm phát nguy cơ do đà tăng chi phí sản xuất trong các quý tới.

Dự báo về chỉ số giá tiêu dùng thời gian tới, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới CPI trong những tháng tới như giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng, giá điện tăng 8,36% bắt đầu từ ngày 20/3, tiền lương cơ sở tăng từ 1/7… Do đó, để CPI được kiểm soát và tạo cơ hội hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019, đại diện Tổng cục Thống kê khuyến cáo, trước mắt, trong quý II không nên điều chỉnh bất cứ mặt hàng nào do Nhà nước quản lý để mặt bằng giá quý II năm nay thấp hơn quý II/2018. Đối với hai mặt hàng quan trọng là điện và xăng dầu, bà Đỗ Thị Ngọc cho rằng, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần tiếp tục phối hợp điều hành, sử dụng quỹ bình ổn giá linh hoạt để hạn chế tác động lên CPI. Với mặt hàng điện, việc tăng giá sẽ tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của DN, do đó, bà Đỗ Thị Ngọc khuyến cáo DN cần có kế hoạch sản xuất tiết kiệm, sản xuất vào thời điểm thấp điểm hoặc sử dụng ánh sáng tự nhiên, biện pháp tiết kiệm điện hợp lý để giảm thiểu chi phí đầu vào. Riêng đối với dịch vụ y tế, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng nên điều chỉnh tiền lương trước vào tháng 8 và gần cuối năm sẽ xem xét dư địa để điều chỉnh chi phí quản lý dựa vào thực tế.

Bên cạnh các yếu tố nói trên, dịch tả lợn châu Phi cũng là một trong những nhân tố có thể gây ra khả năng tăng giá thịt lợn vào cuối năm do nguồn cung bị ảnh hưởng nếu không có biện pháp tái đàn. Để tránh khả năng giá thit lợn tăng cao vào thời điểm cuối năm có thể tác động tới lạm phát 2019, bà Đỗ Thị Ngọc khuyến nghị trước hết cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn do hiện tại nhiều tỉnh không bị dịch nhưng người dân cũng không mua thịt lợn, để tránh cầu thấp làm cung thấp và giá thấp theo. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tái đàn lợn hợp lý, để tránh cung thiếu dẫn đến giá tăng trong thời gian tới.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
37 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
48 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
48 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
22 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
1 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 ngày trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa