Hết sức lạ: Giăng mùng cho mận, mặc váy cho cam trái mùa ?!

28/11/2017 09:49
Những sáng kiến đầy ngẫu nhiên và thực tiễn của nông dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Thử làm chuyện lạ, "mắc màn" cho cam xã Đoài, hiệu quả không ngờChuyện nghiêm chỉnh: Mắc màn nuôi...ếchMắc màn, rửa chân nước muối cho gà “chân voi” chờ ngày tranh tài

Tôi vừa về Đồng Tháp, ngang huyện Lai Vung, thấy có mấy chuyện hơi lạ. Mấy vườn mận giăng lưới kín mít, còn mấy vườn cam thì trùm nylon dưới gốc. Tò mò dừng lại hỏi chuyện nông dân mới biết thêm nhiều điều thú vị.

Mùng giăng tứ bề

Ruồi vàng đang là ôn dịch tràn lan, kẻ thù số một của các vườn cây ăn trái Việt Nam. Sinh vật ngoại lai này đến từ Trung Quốc. Khi những đợt táo Tàu tràn về theo đường tiểu ngạch, xuất khẩu theo vô số ấu trùng ruồi vàng. Người dân thấy táo bị hư, dòi bò lúc nhúc. Thế là ném vào sọt rác. Ấu trùng được tiếp sức, sinh sôi nảy nở và trở thành ôn dịch chưa có thuốc trị đặc hiệu.

het suc la: giang mung cho man, mac vay cho cam trai mua ?! hinh anh 1

Vườn mận được giăng mùng.

Mỗi con ruồi vàng đẻ 30-40 trứng mỗi ngày. Dù vòng đời chỉ hai tháng nhưng chúng cứ sản sinh theo cấp số nhân và ngày càng lờn thuốc. Chúng ăn không trừ trái gì và ăn từ khi trái vừa kết trái. Từ mận, ổi, đu đủ, xoài, măng cụt, chôm chôm, sapoche đến khổ qua, dưa leo, bầu bí, cà chua… Bà con nông dân phải kết hợp phun thuốc thường xuyên với dùng bao giấy bảo vệ từng trái.

Bà Lê Thị Hai, 65 tuổi, ở ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới, Lai Vung, cho biết: “Mấy loại trái nhỏ và nhiều hơn thì chỉ còn cách duy nhất là phun thuốc. Cứ cách ba ngày phải phun thuốc trừ ruồi vàng. Chi phí ngày càng cao và sự độc hại ngày càng tăng. Nhiều nông dân đau đớn bất lực nhìn cả vườn trái bị ruồi vàng phá sạch. Do đặc tính sinh học, mận An Phước rất khỏe, chịu độ hầm rất giỏi nên bà con thử nghiệm may mùng cho mận. Ban đầu làm nhà mùng, kiểu nhà lưới nhưng rất tốn kém. Để giảm chi phí, nông dân giăng mùng cho từng cây, sau đó là cả vườn”. Có những chiếc mùng khổng lồ, rộng mấy trăm mét vuông được trùm lên từng liếp mận khi vừa kết trái bé tí. Bên trong hầm hập nóng nhưng mận vẫn sinh sôi và phát triển.

Cách làm này tiền đầu tư ban đầu hơi lớn nhưng dùng được ba năm. Thay vì ba ngày phải phun thuốc một lần thì cả mùa chỉ phải xịt sơ hai lần. Xét về kinh tế thì hiệu quả hơn hẳn. Quan trọng nhất là từ con người, đất đai và cả cây trái bớt độc hại vì thuốc trừ sâu. Cách làm rất hay này mới chỉ áp dụng cho cây mận. Hy vọng trong tương lai gần sẽ có những cách làm sáng tạo tương tự để giúp các loài cây khác phòng sâu bệnh hiệu quả mà không hại đất, hại cây và hại người.

het suc la: giang mung cho man, mac vay cho cam trai mua ?! hinh anh 2

Từng cây cam được mặc váy (che phần gốc) ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp.

Mặc váy cho cam trái mùa

Cam xoàn Lai Vung và Cao Lãnh nổi tiếng vì vị ngọt thanh, mọng nước, da mỏng, trái có lúm đồng tiền. Mỗi năm chỉ có một mùa vào tháng 6 âm lịch. Bán sỉ tại vườn dao động 30.000-50.000 đồng/kg. Cam trái vụ giá có thể gấp rưỡi, gấp đôi.

Sáng kiến “mặc váy cho cam” cũng rất nông dân. Có chủ vườn tình cờ phát hiện vào mùa mưa mấy gốc cam bị rác nylon quấn quanh gốc có dấu hiệu thiếu nước, lá vót thẳng chứ không mượt mà. Họ gỡ rác và tưới thêm nước. Cam xanh trở lại và ra hoa kết trái. Từ chuyện ngẫu nhiên, nông dân phát triển thành sáng kiến cho cam trái vụ. Ông Nguyễn Văn Mến, 52 tuổi, ở ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, Lai Vung, cho hay: “Muốn cho cam xoàn trái vụ phải lấy nylon trắng giăng quanh gốc cam, cách mặt đất 50-60 cm để tăng độ ẩm, không cho nước mưa ăn vào đất dưới gốc. Khi lá hơi héo thì bỏ ra, tưới nước, thúc phân và xịt thuốc để cam ra trái”.

Sáng kiến này tạo điều kiện cho nông dân có thể ép cây cam ra trái vào dịp Tết hoặc vía Bà vào tháng 4 âm lịch.

Những sáng kiến đầy ngẫu nhiên và thực tiễn của nông dân đã mang lại nhiều lợi ích hữu hiệu. Làm sao để kết nối nông dân với các nhà khoa học một cách thiết thực hơn để nông dân thoát cảnh được mùa mất giá và bị thương lái ép tả tơi?

Những sáng kiến đầy ngẫu nhiên

Từ chuyện “mặc váy cho cam” lại nhớ chuyện bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng (Tây Ninh), chuyện trái vụ của thanh long Bình Thuận và mãng cầu (na) ở Tây Ninh.

Bánh tráng trước đây chỉ phơi nắng, đâu ai phơi sương bao giờ. Có cô gái vùng khác về làm dâu Trảng Bàng. Một chiều mải chơi và vô ý, cô quên cất bánh tráng vào nhà. Sáng ra, chồng hốt hoảng vì lỗi quên của vợ. Thương vợ, không muốn bị mẹ mắng, chồng lấy bánh tráng phơi cả đêm xởi lởi mời mọi người ăn thử. Chuyện đểnh đoảng của vợ cứ như là cố ý thí nghiệm. Thử bánh, ai cũng tấm tắc vì vị lạ, ngon miệng. Bánh tráng phơi sương ra đời từ đó.

Chuyện trái vụ của thanh long là “phát minh” tình cờ.  Thanh long cần nước và độ ẩm nên dưới gốc luôn được phủ rơm hoặc cỏ khô. Có nông dân nuôi vịt dưới gốc thanh long để một công đôi việc. Vịt uống nước, đào bới giun làm thanh long tốt hơn. Buổi tối phải đốt đèn điện chống trộm vịt. Mấy cây thanh long quanh đèn điện bỗng ra hoa. Ý tưởng chong đèn bắt thanh long ra trái vụ bắt đầu như vậy.

Còn mãng cầu cũng tương tự. Mấy gốc gần cửa nhà bếp bị trẻ con vặt sạch lá để chơi bán hàng. Vì gần cửa bếp nên mấy gốc này thường bị hắt nước thừa. Nhờ nước, cây trụi lá bỗng nảy mầm và ra hoa kết trái. Cũng giống như chuyện chơi mai Tết. Thế là mãng cầu trái vụ ra đời.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
5 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
6 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
6 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
7 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
7 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.159.032 VNĐ / tấn

169.80 JPY / kg

6.39 %

- 11.60

Đường

SUGAR

10.649.874 VNĐ / tấn

18.72 UScents / lb

0.64 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.373.559 VNĐ / tấn

368.03 UScents / lb

0.38 %

+ 1.40

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.223.251 VNĐ / tấn

972.74 UScents / bu

0.44 %

- 4.26

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.125.365 VNĐ / tấn

285.65 USD / ust

0.90 %

+ 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
7 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
10 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.