Hiệp hội Dệt may đề nghị tăng số giờ làm thêm của công nhân và kéo dài thời gian tăng lương tối thiểu

29/06/2018 05:21
300 giờ/năm là quy định của pháp luật về số giờ làm thêm của công nhân ngành dệt may. Hiệp hội Dệt may muốn có sự thay đổi theo hướng tăng số giờ làm thêm của công nhân.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, quy định trong Bộ luật Lao động đang gây nên khó khăn cho doanh nghiệp dệt may.

"Số giờ làm thêm của người lao động không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm. Với ngành dệt may, quy định này là 300 giờ trong 01 năm, thuộc dạng thấp nhất thế giới" – ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phát biểu tại Diễn đàn Dệt may Việt Nam 2018, ngày 28/6.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng muốn sửa đổi quy định Bộ luật Lao động theo hướng, các doanh nghiệp dệt may được cho thuê lại lao động. Theo lý giải của VITAS, việc này khiến việc sử dụng lao động trở nên linh hoạt. Hiện tại, đây là hoạt động có điều kiện và chỉ được áp dụng với 17 ngành. Ngành dệt may không có tên trong danh sách này.

Trước mắt, VITAS mong muốn có lộ trình dài hạn trong việc điều chỉnh lương, thay vì tăng lương tối thiểu hàng năm như hiện tại. Theo đại diện VITAS, mức tăng nên nhỏ và 2-3 năm mới thực hiện điều chỉnh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lập phương án kinh doanh.

Hiệp hội Dệt may đề nghị tăng số giờ làm thêm của công nhân và kéo dài thời gian tăng lương tối thiểu - Ảnh 1.

Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10

"3 năm trước, phần đóng thêm cho người lao động của chúng tôi vào quỹ bảo hiểm xã hội là 55 tỷ đồng. Đến bây giờ, số tiền đã là 100 tỷ đồng. Việc trả lương và quy định đóng bảo hiểm xã hội là áp lực cực kỳ lớn. Trong khi năng suất lao động chỉ tăng gấp đôi thì mức lương trong 10 năm gần đây đã tăng lên gấp 3. Theo chúng tôi, năng suất lao động tăng 1 thì lương cho người lao động chỉ nên tăng 0,5-0,7 là cùng" - Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ bên lề Diễn đàn Dệt may Việt Nam 2018.

Nêu ví dụ tại Tổng công ty May 10, ông Thân Đức Việt cho biết, việc nhận đơn hàng thường diễn ra trước 3 tháng (Tháng 1 nhận đơn hàng sản xuất của tháng 4). Nhưng tháng 12/ 2017, các nhà nhập khẩu ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đặt hàng đến hết tháng 8/2018. Do đó, công nhân sẽ phải làm thêm giờ vào những lúc cao điểm để kịp giao sản phẩm cho khách hàng.

"Bộ luật Lao động không chế 1,5 giờ/ngày, 30 giờ /tháng, 300 giờ/năm. Mức 300 giờ/năm thì chúng tôi có thể co kéo. Nhưng vào tháng cao điểm thì không thể nào giữ ở mức 30 giờ/tháng" - Ông Thân Đức Việt nói.

Hiệp hội Dệt may đề nghị tăng số giờ làm thêm của công nhân và kéo dài thời gian tăng lương tối thiểu - Ảnh 2.

Ông Steve DiBlasi, Phó Chủ tịch phụ trách nguồn cung ứng toàn cầu, Công ty Lanier Clothes

Một số doanh nghiệp quốc tế cho rằng, sử dụng robot là cách nâng cao hiệu quả của cả ngành dệt may. Tại Diễn đàn Dệt may Việt Nam 2018, mô hình nhà máy sử dụng ít công nhân đã được đưa ra. Năng suất được nâng cao nhờ tự động hóa cao trong khâu may – công việc thường được đảm nhiệm bởi công nhân Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh,…

Xu hướng xuất hiện trong vài năm gần đây là sự chuyển hướng đầu tư vào các nước phát triển, thay vì tới những nước kém phát triển hơn để tận dụng nhân công giá rẻ.

"Một nhà máy ở Atlanta (Hoa Kỳ) đang phát triển các robot cho ngành dệt may. Điều thú vị là công ty này đang làm việc với một công ty Trung Quốc để mở nhà máy sản xuất áo sơ mi tại Hoa Kỳ. Các robot hoạt động trong từng công đoạn và theo các quy trình. Đây là điều cần cân nhắc ở tương lai. Lĩnh vực dệt may vốn là ngành thâm dụng lao động. Để Việt Nam phát triển, rất cần những robot như thế" - ông Steve DiBlasi, Phó Chủ tịch phụ trách nguồn cung ứng toàn cầu, Công ty Lanier Clothes (Hoa Kỳ)

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
10 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
9 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
9 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
8 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
7 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Một quốc gia sắp hưởng lợi lớn khi xuất khẩu cà phê sang Mỹ: Thuế đối ứng 10%, xuất khẩu gấp hơn 4 lần so với Việt Nam
12 giờ trước
Quốc gia này sẽ có lợi hơn so với Việt Nam hay Indonesia khi mức thuế Mỹ áp với quốc gia này là 10%.
Xe tay ga giá chỉ 20 triệu đồng nhưng có ABS, trang bị hiện đại vượt cả Honda Vision
13 giờ trước
Thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
So sánh iPhone 17 Air và 17 Pro: Chênh lệch độ dày đáng kinh ngạc
13 giờ trước
Chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là đến thời điểm Apple dự kiến trình làng dòng iPhone 17, và những hình ảnh rò rỉ về thế hệ iPhone mới tiếp tục xuất hiện với tần suất ngày càng dày.
Lần đầu tiên lên sàn, nhiều biển xe máy được 'chốt' mức giá hơn 100 triệu đồng
15 giờ trước
Lần đầu tiên Bộ Công an đưa biển số xe máy lên sàn đấu giá, nhiều biển số 'đẹp' có giá trúng đấu giá lên tới hơn 100 triệu đồng.