HNX 13 năm nhìn lại: Trọng trách chuyển sang sàn Upcom

07/03/2018 14:41
(NDH) Kể từ ngày đầu ra mắt v năm 2015 đến nay, HNX đã đón 385 doanh nghiệp niêm yết, trong khi có 717 đơn vị đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết hơn 248.000 tỷ đồng.

Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) đã chính thức khai trương và đặt trụ sở chính tại con phố trung tâm nhất Thủ đô Hà Nội, mở ra một chương mới trong giao dịch cổ phiếu, đấu giá và trái phiếu chính phủ. Mục tiêu ban đầu, TTGDCK Hà Nội là thị trường thứ cấp dành cho các doanh nghiệp chưa niêm yết theo cơ chế thỏa thuận. Các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết sẽ được đăng ký giao dịch tại đây với thủ tục đơn giản. Nhưng sau này, các điều kiện niêm yết tại HNX đã được siết chặt hơn với các quy định về lợi nhuận, tỷ lệ free float, ROE...Còn mục tiêu ban đầu đã được chuyển lại cho sàn Upcom.

Quay trở lại thời điểm năm 2005, sàn niêm yết HNX chỉ có 9 doanh nghiệp với tổng giá trị niêm yết là 1.501 tỷ đồng. Tính trung bình cả năm 2005, giá trị giao dịch tại sàn HNX chỉ đạt 269 tỷ đồng với khối lượng giao dịch gần 20,8 triệu cp.

Những năm sau đó chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của lượng doanh nghiệp niêm yết đổ bộ lên sàn HNX. Giá trị niêm yết tính đến cuối 2010 trên sàn HNX đạt 65.029 tỷ đồng với hơn 367 doanh nghiệp. Cũng trong năm này, HNX ghi nhận giá trị giao dịch đạt kỷ lục với 241.696 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 967 tỷ đồng.

Số lượng DN và giá trị niêm yết trên HNX từ 2005

Đến năm 2012, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn đạt đỉnh ở con số 396 với giá trị niêm yết lên 85.536 tỷ đồng. Giai đoạn 2012-2018 cũng bắt đầu thời kỳ tăng trưởng mới của sàn HNX. Khối lượng giao dịch mỗi năm trên 10 triệu cp mỗi năm với giá trị giao dịch trên 100.000 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 2/2018, HNX có 385 doanh nghiệp (tăng gần 43 lần so với năm 2005) với tổng giá trị niêm yết đạt 118.951 tỷ đồng (tăng gấp hơn 79 lần), vốn hóa thị trường đạt 235.462 tỷ đồng (tăng gấp 125 lần so với năm 2005).

Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh, bình quân 2 tháng đầu năm 2018 khối lượng giao dịch đạt hơn 75 triệu cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch đạt 1.184 tỷ đồng/phiên tăng gấp 260 lần về khối lượng giao dịch và 296 lần về giá trị giao dịch so với thời kỳ đầu khai trương thị trường.

Giá trị giao dịch trên HNX từ 2005

Trong khi đó, sàn UPCoM từ một ‘sân chơi’ cho các doanh nghiệp chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết sau cổ phần hóa, hiện nay đã trở thành lựa chọn cho không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà còn cho nhiều ‘ông lớn’ chưa có nhu cầu niêm yết hoặc cần thời gian chuẩn bị lên HOSE. Số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phần trên UPCoM trong những năm qua liên tục tăng mạnh và chưa có tín hiệu sụt giảm.

Doanh nghiệp và giá trị ĐKGD trên UPCoM

Tính đến cuối tháng 2/2018, trên UPCoM đã có 717 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu, bỏ xa con số 34 đơn vị của năm đầu tiên (34 đơn vị), giá trị đăng ký giao dịch đạt 248.004 tỷ đồng, vượt xa con số gần 119.000 tỷ đồng và 396 doanh nghiệp của HNX. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên tăng trưởng mạnh, từ mức 4 tỷ đồng lên tới 454 tỷ đồng trong tháng 2/2018.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau IPO vẫn đang ‘nằm’ tại UPCoM, có 11 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa (trong đó có 4 tổng công ty và 1 doanh nghiệp Nhà nước lớn là Lọc Hóa dầu Bình Sơn), hầu hết các đơn vị này đều có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE sau khi đáp ứng được đủ tiêu chuẩn, có thể kể tới một vái cái tên nổi bật như: HVN, BSR, PV OIL, ACV, VIB, LPB…

Giá trị giao dịch tren UPCoM từ 2009

Hiện tại số lượng doanh nghiệp lên giao dịch trên sàn Upcom cao hơn sàn Hà Nội 80%, và HNX cũng đang phải đối mặt với làn sóng chuyển sàn sang HSX. Sân chơi của Hà Nội chuyển dần sang Upcom, trong khi những ngôi sao sáng trên HNX giờ chỉ còn lại ACB, PVS, VCS...Một nguyên nhân để lý giải cho "làn sóng di dân" là kỳ vọng của doanh nghiệp nếu hai Sở sáp nhập, các cổ phiếu sẽ được chuyển về sàn Hose; thứ hai là tâm lý khi nhìn sang sân chơi kia đông vui hơn, thanh khoản tốt hơn, giao dịch của khối ngoại cũng tốt hơn khiến các doanh nghiệp chỉ coi HNX là nơi dừng chân tạm thời. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo của Sở vẫn đang làm hết mình: phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, phát triển thị trường phái sinh, mở rộng công tác đào tạo các thành viên thị trường về quản trị công ty cũng như minh bạch trong công tác công bố thông tin. Câu chuyện sáp nhập hai Sở vẫn còn xa, và sân chơi dù to hay bé, chỉ cần doanh nghiệp tốt, ban lãnh đạo minh bạch và có tầm nhìn thì ắt sẽ thu hút được dòng tiền.

Với thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), qua 8 năm hoạt động, thị trường sơ cấp và thứ cấp đều tăng trưởng mạnh. Trên thị trường sơ cấp, tổng khối lượng vốn huy động qua kênh đấu thầu đạt 1,5 triệu tỷ đồng với lãi suất huy động thấp hơn từ 0,8-1,5%/năm so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần làm giảm chi phí vay cho ngân sách nhà nước.

Các trái phiếu kỳ hạn dài (15 năm) hay kỳ hạn siêu dài (20, 30 năm) ngày càng được quan tâm, những năm 2016 và 2017 thậm chí chiếm tới 20% và 45% tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường. Nhờ đó, trong vòng hơn 4 năm (2014-2018), kỳ hạn phát hành bình quân của trái phiếu Kho bạc Nhà nước đã kéo dài thêm 10 năm, từ 5,05 năm lên 12,75 năm.

Thị trường cũng đã hình thành hệ thống thành viên sơ cấp (PD) chuyên nghiệp. Cơ cấu nhà đầu tư cũng dần chuyển dịch, nếu các năm trước, tỷ lệ ngân hàng thương mại tham gia thị trường TPCP chiếm 80%, đầu 2018 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 55,4%. Tỷ lệ tham gia của các quỹ bảo hiểm và các quỹ đầu tư đã tăng lên đạt 44,6%.

Giao dịch trái phiếu trên HNX

Năm 2017, HNX đã được đánh dấu bằng sự kiện ra đời của thị trường thứ tư mà HNX tổ chức là TTCK phái sinh Việt Nam và trong thời gian qua liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về cả khối lượng và giá trị giao dịch.

Tính đến hết tháng 2/2018, thị trường đã có 21.819 tài khoản, trong đó 67 nhà đầu tư nước ngoài và 59 nhà đầu tư tổ chức. Tổng giá trị giao dịch phái sinh gần đạt 44.669,5 tỷ đồng, gấp 8,25 lần so với tổng giá trị giao dịch trên Upcom (đạt 5.416,8 tỷ đồng) và bằng 38% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường cổ phiếu niêm yết (bao gồm cả HNX và HOSE) 117.536 tỷ đồng.

Sau khi đi vào hoạt động, TTCK phái sinh đã thực sự trở thành một kênh đầu tư mới cho nhà đầu tư, góp phần hạn chế rủi ro ở những thời điểm thị trường biến động mạnh nhất.

Trong thời gian tới, HNX sẽ tiếp tục phát triển hợp đồng tương lai trên chỉ số mới và xây dựng hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 5 năm. HNX sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là các thành viên giao dịch là các Ngân hàng thương mại.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
9 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
5 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
5 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.