Hoa 100 đồng/bông không ai mua, xót xa gà bán lỗ, bán chạyicon

Khi phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19, người nông dân một lần nữa phải đối mặt với các thách thức mới, nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản.

Khi phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19, người nông dân một lần nữa phải đối mặt với các thách thức mới, nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản.

 

Có thể thấy, dường như "bóng ma" của đại dịch COVID-19 đã phủ lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống, các ngành nghề trong xã hội. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người nông dân cũng đã phải chịu những tác động rất lớn.

Trông trời, trông đất, trông dịch mau qua…

Sáng ngày đầu tháng 9, bà Thanh (phường Tây Tựu, Hà Nội) thoăn thoắt ngắt lứa hoa đồng tiền đến vụ thu. Vậy nhưng, những bó đồng tiền rực sắc đỏ không mang lại thu nhập của người nông dân này.

"Bình thường nếu đắt hàng thì bán được 1.000 đồng/bông, không thì 500 đồng/bông. Giờ không bán được, 100 đồng/bông cũng không ai mua", bà Thanh chia sẻ.

Hoa rực rỡ bao nhiêu, đau lòng bấy nhiêu, bởi hoa không phải là hàng thiết yếu trong những ngày giãn cách phòng chống đại dịch COVID-19, nên người nông dân đành ngắt bỏ do không thể vận chuyển buôn bán.

Không thể bán, nhưng người nông dân cũng không thể buông vườn, bởi để có lứa hoa đến ngày thu bông là 6 tháng vất vả, dồn cả công lẫn của trên mảnh đất thuê mướn.

Hoa 100 đồng/bông không ai mua, xót xa gà bán lỗ, bán chạy - Ảnh 1.

Hoa rực rỡ bao nhiêu, đau lòng bấy nhiêu (Ảnh minh họa: Dân trí)

Trong khi đó, những người nông dân ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội, lại đứng ngồi không yên bởi đặc sản nhãn chín muộn hiện vẫn trĩu cành. Ước tính, cả xã có tới hơn 2.000 tấn nhãn chờ được tiêu thụ, sau những nỗ lực kết nối cung cầu theo nhiều hình thức.

"Mọi năm có hoa quả thì cây nào bán được cây đấy. Năm nay không bán nổi", bà Nguyễn Thị Kín, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, cho hay.

Không bán nổi nông sản của mình, nhất là với những hộ gia đình như nhà chị Kiện (tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội), khó chồng thêm khó. Nhà cận nghèo, chồng mất gần 10 năm, mình chị Kiện nuôi 4 con bằng số tiền thu được từ bán hoa màu ngắn ngày. Những ngày giãn cách, rau cũng khó bán hơn. Chị cho biết, nếu dịch cứ kéo dài mãi, bữa cơm của 5 mẹ con sẽ không thể có được mớ ốc bươu vàng như hôm nay.

Lứa ngô nhà chị Kiện đang lên tốt, sắp đến ngày trổ bông. Lứa hoa mới nhà bà Thanh đã nhú lá non. Những vụ mùa vẫn phải tiếp tục và trong cái trông trời, trông đất của người nông dân là cả nỗi trông dịch chóng qua, để những tờ giấy đi đường từ nhà đến ruộng sớm không phải dùng tới nữa.

Mong muốn về việc không phải dùng tới những tờ giấy đi đường của người nông dân làng hoa Tây Tựu cũng là mong mỏi đại dịch sẽ sớm được khống chế và đẩy lùi. Mọi hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất sớm trở lại bình thường. Bởi dưới tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ có rau màu cần được hỗ trợ tiêu thụ, mà các nông hộ chăn nuôi cũng đang phải xoay xở để cứu lấy chuồng trại của mình.

Trông… xuất chuồng, trông… tái đàn

Gần trưa, khi mẹ gọt dăm quả mướp nấu bữa ăn qua quýt ở trại gà cũng là lúc anh Quân (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) lo bữa ăn cho 2.500 con gà đã đến ngày xuất chuồng của mình.

"Đến giai đoạn này là gà không lớn được nữa. Cám ăn ngày càng nhiều, bây giờ nuôi ngày nào là lỗ thêm ngày ấy, càng nuôi càng lỗ", anh Quân cho biết.

Thời điểm gà đến lứa xuất chuồng lại rơi đúng vào thời gian giãn cách xã hội. Giá gà rớt, rẻ, không đủ hòa vốn, nhưng cũng không có người mua.

May mắn hơn gia đình anh Quân, gia đình nhà chị Oanh (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chuồng đã trống. Thế nhưng, trống chuồng không có nghĩa là tiền về đầy túi, bởi đàn gà hơn 3.000 con nhà chị cũng đã phải bán lỗ, bán chạy ngay đầu thời gian giãn cách xã hội.

Hoa 100 đồng/bông không ai mua, xót xa gà bán lỗ, bán chạy - Ảnh 2.

Giá gà rớt, rẻ, không đủ hòa vốn, nhưng cũng không có người mua. (Ảnh minh họa: TTXVN)

"Cách đây hơn 1 tháng, nhà mình xuất chuồng, chưa phải cầu cứu, nhưng giá quá rẻ. Gia đình phải bán vội, ship cho các hộ dân quanh đây, không đi ra được ngoài kia. Nhà tôi lỗ 70 triệu, nghĩ xót xa quá", chị Oanh chia sẻ.

10 năm nuôi gà, chị Oanh cho biết chưa khi nào lỗ đau như lứa gà vừa rồi, nhưng theo chị, dù lỗ vẫn phải giấu, để còn giữ tiếng, đi vay người ta lấy ít đồng vốn mà nuôi tiếp, gỡ gạc.

Mỗi ngày một lượt, chị Oanh vẫn dọn lại chuồng trại để đỡ ẩm mốc, đỡ chuột phá và vẫn phải cửa đóng, then cài trong cái thở dài: bao giờ chuồng thôi trống. Trong khi, cách đó vài nhà, anh Quân dốc nốt số cám vào máng, một bao cám nữa lại hết trong nỗi mong được trống chuồng của người nông dân này.

Cùng nông dân vượt khó mùa dịch

Ngày 31/8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ra mắt diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản". Ngày 1/9, diễn đàn trực tuyến "Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kết hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức. Nhiều chính sách, biện pháp để hỗ trợ kết nối cũng như tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản đang được thực hiện trên cả nước.

Ngay tại mỗi thôn, xã, hoạt động chung tay để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cũng đang được thực hiện tích cực, mang lại những hiệu quả nhất định.

Khoảng 1 tháng nay, mướp, đỗ, ngô, rau màu đủ loại được bà con thu hoạch, tập trung về UBND xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội để tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của xã thu mua.

Một tháng nay, chị Yến (Bí thư Đoàn xã Vân Côn) cũng tất bật với việc chốt số lượng rau, củ của thôn này, thôn kia và gọi mối này bán mướp, mối kia bán ngô, bán đậu.

"Công việc hàng ngày của chúng tôi thường thường sẽ bắt đầu từ 5h sáng, thuận lợi thì kết thúc trước 10h sáng. Còn không thì phải 7h tối mới xong. Mục tiêu giúp bà con là tiêu thụ hết nông sản thu hoạch của ngày hôm đó. Nếu hôm nào tồn quá nhiều thì chúng tôi phải nghĩ ra mọi cách để kết nối với khách hàng tiêu thụ cho bà con, không để ùn ứ nông sản", chị Yến cho biết.

Hơn 90% hộ dân xã Vân Côn làm rau màu, sản lượng trung bình trên dưới 10 tấn/ngày. Rau màu ngắn ngày nên nếu không tiêu thụ kịp thì chỉ có cách đổ bỏ.

(Theo VTV)

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
16 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
16 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
17 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
17 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
19 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.917.011 VNĐ / tấn

376.77 UScents / lb

0.13 %

+ 0.49

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
19 giờ trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
23 giờ trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
1 ngày trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Sở Nông nghiệp Angola đến tận nơi xem team châu Phi cách trồng lúa, bất ngờ khi người Việt giúp dân bản hoàn toàn miễn phí
1 ngày trước
Cán bộ Sở Nông nghiệp cho biết sẽ nghiên cứu mô hình trồng lúa của team châu Phi để phát triển tại các tỉnh Angola.