'Hóa rừng' ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề 'bóp méo' quy hoạch

12/07/2022 12:51
Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không chỉ chậm tiến độ, bỏ hoang mà nhiều công trình biệt thự, liền kề xây sai thiết kế được duyệt, "bóp méo" quy hoạch.

Xây biệt thự “lạ” và “khủng”

Liên quan đến dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương - Foresa Villa (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội mà cử tri quận này vừa đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án; vì dự án đã dừng nhiều năm nay, khiến cư dân tại đây không cải tạo, sửa chữa được, dẫn đến nhà xuống cấp. Trên thực tế, ngoài việc chậm tiến độ , bỏ hoang dự án này còn tồn tại nhiều bất cập khác.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, tại ô BT9 xuất hiện biệt thự BT9 - 01 màu hồng với 3 mặt tiền vô cùng nguy nga tráng lệ, khác hoàn toàn với mẫu thiết kế của những căn biệt thự được phê duyệt trong cùng ô. Thậm chí, phía ngoài căn biệt thự “lạc loài” này còn xây tường bao kiên cố cao khoảng 2m, phía trên bờ tường bố trí các cuộn dây thép gai lớn.

Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 1.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 2.

Biệt thự BT9 - 01 trong Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (Xuân Phương, Nam Từ Liêm) nổi bật nhờ việc không giống bất cứ biệt thự đơn lập nào trong cùng ô. (Ảnh: Lộc Liên)


Được biết, dù có kiến trúc khác lạ nhưng biệt thự này đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội ra văn bản chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều cư dân trong Khu đô thị sinh thái Xuân Phương cho rằng, việc này khiến kết cấu các công trình của dự án trở nên lôm côm, làm mỹ quan chung của khu đô thị trở nên méo mó .

Ngoài ra, ghi nhận cho thấy, tại Khu đô thị sinh thái Xuân Phương -Foresa Villa còn có rất nhiều công trình biệt thự đơn lập, song lập, nhà phố có cửa hàng, nhà liền kề phá dỡ diện tích ban công tầng 1, tầng 2, tầng 3, cơi nới để tăng chiều cao của căn hộ ; cấy thêm dầm, dựng cột bê tông không đúng với hồ sơ cấp phép và thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đó.

Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 3.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 4.

Một số biệt thự đơn lập gần biệt thự BT9 -01 có dấu hiệu tự ý phá bỏ ban công tầng 2, 3, dựng dầm, cột bê tông khiến mỹ quan chung của khu biệt thự bị phá vỡ.


Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 5.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 6.

Theo Quyết định 1636 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở sinh thái Xuân Phương tỷ lệ 1/500, các căn nhà ở sinh thái liền kề thuộc ô đất TT11 chỉ được phép xây 3 tầng, nhưng căn 01 - TT11 trong hình đã ngang nhiên phá dỡ phần mái, cơi nới thêm chiều cao ngang 1 tầng.


Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 7.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 8.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 9.
Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 10.

Một số trường hợp cơi nới phần ban công tầng 1, có dấu hiệu vi phạm về xây dựng trong Khu đô thị sinh thái Xuân Phương.


Xử lý vi phạm gặp nhiều bất cập và chồng chéo

Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo UBND phường Xuân Phương cho biết, hiện tại, phía chủ đầu tư của Khu đô thị sinh thái Xuân Phương là công ty Tasco vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện dự án, ví dụ như khu BT6 đang xây dựng một số hạng mục. Vì vậy, việc quản lý hành chính tại Foresa Villa vẫn do chủ đầu tư quản lý.

Đối với những hạng mục có dấu hiệu "bóp méo" quy hoạch vừa được đề cập ở trên, vị lãnh đạo này giải thích: "Theo thiết kế được phê duyệt thì các biệt thự song lập, đơn lập, nhà liền kề, nhà ở có cửa hàng tại dự án chỉ được phép cao 3 tầng. Nhưng khi đưa vào sử dụng, có một số bất cập trong thiết kế như việc người dân có nhu cầu sử dụng thang máy, nên dẫn đến chuyện phát sinh tầng tum thang máy, khiến căn nhà tăng chiều cao.

Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 11.

Việc quản lý hành chính tại Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn do phía chủ đầu tư thực hiện vì dự án chưa hoàn thành.


Đối với những căn nhà có dấu hiệu cơi nới khoảng rộng phía trước nhà, do mật độ xây dựng thấp, dẫn đến việc các khoảng trống phía trước và phía sau nhà không sử dụng được, nên nhiều hộ dân đã cơi nới phần phía trước để làm nhà để xe.

Với riêng biệt thự BT9 - 01, mặc dù có thiết kế khác với những căn biệt thự đơn lập trong cùng ô BT9, nhưng biệt thự này đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc theo văn bản số 8030/QHKT ngày 20/11/2017, nên phường không có ý kiến.

"Những vấn đề liên quan đến quy hoạch mà báo vừa đề cập ở trên đã tồn tại từ lâu, thậm chí 3 thế hệ Chủ tịch phường Xuân Phương. Do đó, đến nay công tác xử lý của phường gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập và chồng chéo", một cán bộ phụ trách vấn đề trật tự xây dựng của UBND phường Xuân Phương cho hay...

Hóa rừng ở KĐT Xuân Phương: Nở rộ biệt thự, liền kề bóp méo quy hoạch - Ảnh 12.

Công tác xử lý trật tự đô thị tại Khu đô thị sinh thái Xuân Phương gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập và chồng chéo.


Phát biểu tại Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 vào giữa tháng 6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, các khu vực phát triển mới là cơ hội để chúng ta phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, do vậy từ khâu quy hoạch (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) tới quá trình triển khai xây dựng cần phải bảo đảm thực hiện thật nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về tỉ lệ đất giao thông, cây xanh, phúc lợi và lưu ý không tùy tiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ làm phá vỡ quy hoạch chung.


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
8 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
7 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
6 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
5 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
10 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
11 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
11 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".