Hoa Sen (HSG) nói gì về sự trượt dốc không phanh trong năm 2018?

04/01/2019 07:32
Cổ phiếu HSG của Hoa Sen Group liên tục giảm điểm, ghi nhận giảm hơn 80% so với đỉnh về chỉ còn hơn 6.000 đồng/cp, đây cũng là mức đáy 5 năm trở lại đây của đơn vị này. Trong khi đó, phía HSG vẫn "im hơi lặng tiếng" trong suốt thời gian dài khiến nhiều nhà đầu tư tháo chạy.

Thị trường thép diễn biến thất thường đẩy chi phí giá vốn tăng cao, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt khiến HSG sụt giảm mạnh lợi nhuận kinh doanh. Chưa hết, dư nợ vay cao ngất ngưỡng chiếm gần 70% vốn với hơn 14.000 tỷ (tính tới cuối niên độ 1/7/2017 – 30/9/2018), cùng gánh nặng hàng tồn kho cũng là yếu tố bào mòn lãi của doanh nghiệp này. Kết quả, HSG chỉ ghi nhận khoản lợi nhuận 410 tỷ đồng trong năm 2018, giảm 69% so với năm trước đó và là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Riêng trong quý 4, Công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 100 tỷ.

Trên thị trường, cổ phiếu HSG liên tục giảm điểm, ghi nhận giảm hơn 6 lần thị giá từ mức đỉnh 26.000 đồng về chỉ còn hơn 6.000 đồng/cp, đây cũng là mức đáy 5 năm trở lại đây của đơn vị này. Trong khi đó, phía HSG vẫn "im hơi lặng tiếng" khiến nhiều nhà đầu tư tháo chạy. Đến thời điểm công bố dự thảo ĐHĐCĐ thường niên sắp diễn ra, HSG chính thức lên tiếng về những khó khăn thời gian qua, cũng như những biện pháp doanh nghiệp đã, đang và dự tiếp tục thực hiện cho thời gian tới.

Hoa Sen (HSG) nói gì về sự trượt dốc không phanh trong năm 2018? - Ảnh 1.

Những ảnh hưởng bên ngoài

Nói về nguyên nhân khiến HSG đi lùi miệt mài, trước hết xuất phát từ khó khăn chung của thị trường với những biến động bất thường, đối mặt với một giai đoạn bất ổn, ghi nhận tại dự thảo HSG. Cụ thể:

(i) Giá tăng mạnh trong tháng 3/2018, nhưng đảo chiều giảm đột ngột vào tháng 4-5/2018, sau đó tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, không ổn định và giảm mạnh vào các tháng cuối năm. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến giá vốn đầu, trong khi không thể cải thiện được giá bán trên thị trường.

Về phía HSG, nhịp tăng của giá HRC rơi vào thời điểm Tập đoàn cần mua bổ sung nguyên liệu để phục vụ sản xuất dẫn đến giá vốn tăng. Để đảm bảo duy trì biên lợi nhuận, Tập đoàn cũng đã tăng giá bán để theo kịp giá vốn. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 4/2018, giá nguyên liệu đảo chiều, giảm sâu và đột ngột, gây áp lực lên giá bán, dẫn đến HSG không thể tăng giá bán vào những tháng sau đó. Điều này làm cho biên lợi nhuận giữa giá bán và giá vốn bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, năm 2018 cũng chứng kiến sự tăng mạnh của giá kẽm và hợp kim nhôm kẽm; đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí mạ đối với sản phẩm, cũng như giá vốn của Tập đoàn.

(ii) Xuất khẩu thép trong năm 2018 bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó điển hình là việc các thị trường xuất khẩu lớn áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, phá giá tiền tệ... Các diễn biến trên dẫn đến một số hệ lụy đáng kể như động thái trả đũa qua lại giữa các nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu giảm mạnh... kéo theo giá bán giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tăng giá bán, trong khi giá vốn đầu vào lại quá cao, làm thu hẹp biên lợi nhuận xuất khẩu.

Ngoài ra, tỷ giá biến động làm tăng giá vốn đối với những doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu (trong đó có bao gồm HSG), cũng như làm tăng các khoản chi phí phục vụ xuất khẩu (như chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế, chi phí lãi vay ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá...). Do vậy, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu theo đó cũng giảm.

(iii) Thị trường nội địa cạnh tranh khốc liệt khi công suất sản xuất trong nước đang dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ và các doanh nghiệp thép chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa. Điều này làm cho lượng cung trên thị trường tăng mạnh trong khi nhu cầu không cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Diễn biến giá thép một năm qua

Hoa Sen (HSG) nói gì về sự trượt dốc không phanh trong năm 2018? - Ảnh 2.

Các yếu tố bên trong

Trước những bất lợi từ các yếu tố bên ngoài, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của Tập đoàn trong niên độ tài chính (NĐTC) 2017-2018 đã giảm mạnh do giá vốn quá cao trong khi giá bán không thể tăng theo kịp giá vốn.

Giá vốn cao làm giá trị hàng tồn kho trong NĐTC 2017-2018 cao hơn so với cùng kỳ dẫn đến tăng dư nợ ngắn hạn. Do trong NĐTC 2017-2018 và các NĐTC trước đó, Tập đoàn cũng tập trung triển khai các dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên làm tăng dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ tăng, kết hợp với lãi suất tăng và tỷ giá dao động không ổn định, dẫn đến chi phí lãi vay trong NĐTC 2017-2018 tăng.

Do HTPP phải được mở rộng và phát triển để ứng phó với những diễn biến bất lợi của thị trường, nên quy mô hoạt động của Tập đoàn ngày càng tăng trưởng, làm tăng các nhóm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những yếu tố trên cộng hưởng với nhau đã làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn trong NĐTC 2017-2018 giảm mạnh và không đạt kế hoạch đề ra.

Trước tình hình trên, HSG cho biết tiếp tục đưa ra các giải pháp để giải quyết tình hình, tập trung vào việc quản lý hàng tồn kho, công nợ, tiết giảm chi phí nhằm tối ưu nguồn lực hoạt động. Dự kiến trình cổ đông tại Đại hội sắp tới, HĐQT HSG mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 31.500 tỷ và 500 tỷ đồng cho NĐTC mới.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
59 phút trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
39 phút trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
54 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
2 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
4 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.