Hoàn lại gần 5.000 tỷ cho DN, thu có hoá đơn, trả không có gì khóicon

 Bộ Tài chính chưa đồng ý trước đề nghị hồi tố khoản thuế liên quan tới trần chi phí lãi vay năm 2017, 2018. Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc sửa quy định chưa phù hợp thì hoàn trả tiền là cách xử lý tận gốc, minh bạch nhất. 

 Bộ Tài chính chưa đồng ý trước đề nghị hồi tố khoản thuế liên quan tới trần chi phí lãi vay năm 2017, 2018. Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc sửa quy định chưa phù hợp thì hoàn trả tiền là cách xử lý tận gốc, minh bạch nhất. 

Số liệu rõ ràng và lưu đầy đủ

Trong đề xuất sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20), Bộ Tài chính nhiều lần nêu quan điểm không cho hồi tố khoản thuế liên quan cho năm 2017 và 2018 của doanh nghiệp. Cơ quan này chỉ đồng ý nới nhẹ "dây trói” cho doanh nghiệp với đề xuất nâng mức khống chế chi phí lãi vay được trừ lên 30%, thay vì 20% như hiện tại.

Lý do không hồi tố được Bộ Tài chính nêu là nếu áp dụng hồi tố "sẽ tạo cơ chế không minh bạch, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế".

Nhận xét về việc này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình cho rằng: "Chỉ hồi tố mới là minh bạch". Theo ông, khi quyết toán, cơ quan thuế đã tính rõ những khoản phải nộp của doanh nghiệp và mọi thứ được lưu lại trong biên bản thuế. Bởi vậy, DN nếu trong diện bồi hoàn chỉ cần mang biên bản thuế tới cơ quan chức năng để được nhận lại số tiền chênh lệch. Điều này vô cùng dễ dàng. Vậy lo ngại không minh bạch, có lẽ chỉ đến từ công tác quản lý của cơ quan thuế, không phải của doanh nghiệp!

Ông Bình đặt ra câu hỏi, doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ bị cơ quan chức năng phạt chậm nộp thì khi quy định chưa phù hợp dẫn đến thu không đúng thì sao lại không trả lại tiền cho doanh nghiệp. Đấy là 1 góc nhìn sự việc 'không sòng phẳng'

Hoàn lại gần 5.000 tỷ cho DN, thu có hoá đơn, trả không có gì khó

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng nhìn nhận này, việc khấu trừ, bồi hoàn trên là sự điều chỉnh chung với các DN chứ không phải ưu đãi theo từng trường hợp cụ thể nào để tạo kẽ hở xin cho. Điều này rất khách quan bởi số thuế từng doanh nghiệp đã nộp mỗi năm không thể sửa lại đã lưu vào sổ sách kế toán.

"Chúng ta không nên tư duy đẩy cái khó về phía doanh nghiệp. Rõ ràng công tác quản lý thuộc về các cơ quan nhà nước còn việc hoàn tiền cho DN là việc cần phải thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông Hiếu lên tiếng.

Để giải quyết bài toán “tiền đâu” cho khoản hồi tố gần 5.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính nói “chưa có nguồn”, theo ông, số tiền phải bồi hoàn có thể được tính toán bù trừ vào những năm sau. "Doanh nghiệp có lợi nhuận, ta sẽ trừ các khoản thuế cho doanh nghiệp. Ngược lại, một số doanh nghiệp năm sau chưa có lợi nhuận thì ngân sách sẽ cho hoàn thuế", vị chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tài chính nói.

Minh bạch là xử lý tận gốc 

Một lý do khác Bộ Tài chính nêu lên cho đề xuất không áp dụng hồi tố là dự thảo chỉ điều chỉnh với một nhóm đối tượng, không phải lợi ích chung của xã hội.

Tuy nhiên, thực tế đã có hàng nghìn doanh nghiệp phải nộp thêm khoản tiền không lồ trong suốt 2 năm qua. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí đã không dám mở rộng đầu tư vào các ngành nghề có ý nghĩa cho nền kinh tế, không dám lớn lên và khi doanh nghiệp - một bộ phận cấu thành của nền kinh tế trong tình trạng "không chịu lớn" thì cái thiệt chung là thấy rõ.

Một ví dụ được các chuyên gia nêu lên, khi doanh nghiệp ngành điện phải gánh khoản thuế cả trăm tỷ đồng và từ đó phải thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm tăng giá điện. Khi ấy, đối tượng phải chịu hậu quả sẽ là hàng triệu người. 

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty Luật BASICO nêu lên nguyên tắc quan trọng nhất là "cái gì có lợi cho doanh nghiệp thì phải áp dụng". Cho nên việc hồi tố, hoàn tiền cho DN cần làm triệt để, chi ly để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp. 

Theo vị luật sư này, chi phí lãi vay là một phần trong kỹ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài và nghị định 20 ra đời với mục tiêu ngăn chặn điều này. Thế nhưng, nghị định lại không có ranh giới phân biệt giữa đâu là doanh nghiệp thuần Việt, đâu là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và hậu quả là trói chân chính doanh nghiệp trong nước.

Sau gần 3 năm tranh cãi, Chính phủ đã chỉ đạo phải xử lý, việc sửa nghị định 20 vì thế được kỳ vọng rất nhiều. Đặc biệt, trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid – 19 đang lan rộng như hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã đứng trước mép vực phá sản. Điều cả cộng đồng mong chờ là sự kịp thời của Nhà nước. Hồi tố khoản thuế 2017, 2018 liên quan đến một quy định không phù hợp và việc xử lý tận gốc giờ đây là một trong những cánh cửa hy vọng để nhiều doanh nghiệp gắng gượng trong tình huống hiện tại.

Hoàng Nam

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
4 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.