Hoàn thiện thể chế cho doanh nghiệp nhà nước: Đảm bảo "đoàn tàu" chạy đúng hướng

12/09/2019 09:34
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành khá đồng bộ...

Hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 12 ngày 3/6/2017 của Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ, Quốc hội dốc lực cho công tác xây dựng thể chế để rõ "đường ray" đảm bảo cho "đoàn tàu" doanh nghiệp nhà nước chạy đúng hướng.

Theo đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành khá đồng bộ. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành 13 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. 

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 60/2018 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 

Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 nhằm thực hiện định hướng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 

Hàng loạt các quy định về định giá đất đai, tài sản hữu hình, tài sản vô hình trong cổ phần hóa theo cơ chế thị trường và về trách nhiệm của tổ chức tư vấn độc lập, Kiểm toán Nhà nước trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp cũng đã được ban hành.  

Hoàn thiện và nâng cao các thiết chế hiện có để hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp như Nghị định số 126/2017/NĐ-CP với những đổi mới về đa dạng hóa các phương thức bán cổ phần theo thông lệ quốc tế, trao quyền chủ động cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa; quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố các loại thông tin mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. 

Công bố Danh mục doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa 2017 - 2020 tại Văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/08/2017... 

Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Nghị định quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 10/7/2017 phê duyệt "Phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020"; Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 13/12/2017 phê duyệt phương án cơ cấu lại SCIC đến năm 2020...

Các cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường cũng đã được hình thành đồng bộ hơn. Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 

Các hướng dẫn cơ bản đã bao phủ các lĩnh vực của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm vai trò chỉ đạo của Nhà nước, thực hiện công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Quy định trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. 

"Ở các nước, các tập đoàn, tổng công ty có luật riêng, hệ thống pháp luật để quản lý đã khá đầy đủ, còn chúng ta hiện chỉ có nghị định riêng đối với một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Viettel... Các tập đoàn, tổng công ty còn lại phần lớn chưa có. Vì thế, Chính phủ còn phải dành nhiều quan tâm cũng như nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác xây dựng thể chế để đảm bảo cho các doanh nghiệp của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp cho đất nước nhiều hơn".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Về pháp lý, cơ chế, chính sách hiện nay đã đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Hầu hết doanh nghiệp nhà nước đã vận hành theo cơ chế thị trường. Việc quyết định giá cả về cơ bản đã theo quan hệ cung - cầu trên thị trường và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và từng bước ổn định tổ chức. Đã đổi mới cơ chế, chính sách cho nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quan lý doanh nghiệp nhà nước...

Về phía doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đã cập nhật, cụ thể hóa các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp thông qua việc ban hành các văn bản quản lý nội bộ tương đối đầy đủ, giúp công tác điều hành và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng minh bạch và hiệu quả; phát hiện và xử lý kịp thời những yếu kém, vi phạm nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật. 

Một số tập đoàn, tổng công ty đã triển khai áp dụng ký hợp đồng ủy quyền đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, thực hiện chế độ hợp đồng lao động đối với người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp thành viên.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
5 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
3 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.
Tiết lộ về cuộc đột kích bí mật, bất ngờ của hàng trăm cảnh sát, thu 1,4 tấn ma túy giá hàng nghìn tỷ
27/03/2025 07:58
Lãnh đạo Cục C04 thông tin, hàng tấn ketamin vừa bị thu giữ có hàm lượng tinh khiết nhất do các đối tượng có tay nghề cao sản xuất ra.
Founder Nhật Bản mang 'chất xám' đến châu Phi, bán xe điện chỉ với giá hơn 46 triệu đồng
26/03/2025 12:35
Công ty khởi nghiệp này đã đặt cược vào xe máy chạy điện.