COP27 khai mạc ngày 6/11 tại thị trấn nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh bên bờ biển Đỏ của Ai Cập. Sự kiện năm nay có sự tham dự của các các đoàn đại biểu tới từ 200 quốc gia. Họ sẽ thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Sự kiện năm nay diễn ra trong bối cảnh hàng loạt sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra trên khắp thế giới. Ví dụ, chỉ vài tháng qua, 1/3 diện tích Pakistan đã bị lũ lụt nhấn chìm hoàn toàn. Nigeria thì hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong thập kỷ và Trung Quốc đang oằn mình chống chọi với đợt nắng nóng dữ dội và kéo dài nhất.
Thay đổi hiện đang trở thành điều kiện tiên quyết để cứu trái đất. Thỏa thuận Paris năm 2015 được xem là sự kiện bước ngoặt, khi các quốc gia đưa ra những tiêu chuẩn không thể cao hơn nữa trong ngăn chặn biến đổi khí hậu. Các hội nghị COP sẽ bàn tới những thay đổi, dù nhỏ hơn, những có thể dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ cho địa cầu, nơi nhân loại đang sống.
Tuy nhiên, khí hậu luôn là chủ đề có nhiều sự khác nhau. Chính vì thế, đạt đồng thuận và thực hiện theo thỏa thuận đạt được vẫn là thách thức. Ngoài ra, vấn đề kinh tế cũng là chủ đề nóng. Trong cuộc họp lần này, ông Alok Sharma, một nhà lập pháp Vương quốc Anh và là chủ tịch của COP26, đã yêu cầu các nước giàu và cả các ngân hàng phát triển đa phương cần làm nhiều hơn nữa.
Vào năm 2009, các nước giàu đã cam kết tài trợ 100 tỷ USD để các nước thu nhập thấp giảm thiểu hoặc thích ưng được với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Tại COP27, các phái đoàn muốn nhận được sự đảm bảo rằng số tiền này cuối cùng cũng sẽ đến tay các nước đang cần đến nó.
Ông Shoukry nói rằng cam kết 100 tỷ USD một năm hiện vẫn chưa được thực hiện. Ngoài ra, nguồn tài chính hiện có mới chỉ tập trung vào hạn chế phát thải chứ không phải nỗ lực để nâng cao khả năng thích ứng. Ngoài ra, hầu hết tiền đều là tiền vay. Các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã phải nặng gánh nợ nần, liên tục kêu gọi viện trợ tài chính để giúp họ giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
Việc thúc đẩy cam kết tài chính 100 tỷ USD được thực hiện trong bối cảnh ngày càng nhiều lời kêu gọi được đưa ra, yêu cầu các nước giàu bồi thường cho những nước dễ bị tổn thương khi họ có rất nhiều người khó sống an toàn trên một hành tinh đang nóng lên. Các khoản bồi thường này có thể được gọi là thanh toán “tổn thất và thiệt hại” mà biến đổi khí hậu gây ra.
Đây là lần đầu tiên chủ đề bồi thường thiệt hại cho các nước phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu được đưa vào chương trình nghị sự COP27. Tuy nhiên, vấn đề này đã được đưa ra bởi các quốc gia dễ bị tổn thương cách đây 30 năm.
Một người phát ngôn đại diện cho liên minh 39 quốc đảo và các quốc gia ven biển nằm ở vùng trũng, phần lớn tới từ Caribe và nam Thái Bình Dương, nói rằng: “Chúng tôi chẳng muốn ở đây để đòi hỏi được bồi thường thiệt hại. Chúng tôi không muốn bị đối xử như thể các vị giúp đỡ chúng tôi theo diện từ thiện. Chúng tôi ở đây để có thể bảo vệ ngôi nhà của mình và những người bị ảnh hưởng bởi hoạt động làm thay đổi môi trường của cả thế giới”.
Tham khảo: CNBC