Hội nghị TƯ 8: Kinh tế - xã hội đất nước đang đi đúng hướng

03/10/2018 17:22
Theo các đại biểu, với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, tình hình đất nước trên các lĩnh vực trong 3 năm 2016 - 2018 phát triển đúng hướng.

Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, sáng nay (3/10), Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII làm việc tại Hội trường, thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên họp.

Dự kiến, năm 2018 sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch

Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu đều đánh giá cao những kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 6,98%, cả năm dự kiến đạt 6,7%. Dự kiến, năm 2018 sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Theo các đại biểu, với kết quả đạt được của năm bản lề 2018, tình hình đất nước trên các lĩnh vực trong 3 năm 2016 - 2018 phát triển đúng hướng, chuyển biến rõ nét hơn giai đoạn trước. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang nhấn mạnh, trong điều kiện tình hình đất nước có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại đến tình hình sản xuất, đời sống và việc làm của nhân dân, nhưng tình hình kinh tế- xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, dự báo hầu hết các chỉ tiêu đều thực hiện đạt và vượt.

Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị, Chính phủ, các cấp, các ngành, đặc biệt là Chính phủ đã thể hiện tinh thần quyết liệt, đổi mới, sâu sát, quan tâm đến các địa phương, đặc biệt là các địa bàn khó khăn…

Hội nghị TƯ 8: Kinh tế - xã hội đất nước đang đi đúng hướng - Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang


Năm 2018 bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn mục tiêu đề ra là 3,7%

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang cho rằng: “Độ mở nền kinh tế khá lớn, thể hiện rõ chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm và dự ước năm 2018 tăng khá cao. Thị trường xuất khẩu mở rộng 200 quốc gia và lãnh thổ. Độ mở nền kinh tế khá lớn và thể hiện đường lối đối ngoại của Đảng được tăng cường. Thu ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực. Nổi bật là thu nội địa tăng khá, chiếm 82% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước. Đây là cố gắng lớn trong điều hành ngân sách đầu nhiệm kỳ đến nay. Dự ước năm 2018 bội chi ngân sách nhà nước ước koảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra là 3,7% cho thấy điều hành thu chi ngân sách là khá chặt chẽ và bội chi ngân sác giảm dần hàng năm. Năm 2016 là 5,52% GDP, hiện nay 3,67% GDP thể hiện rất tiến bộ”

Đồng quan điểm với đại biểu Hoàng Đăng Quang, đại biểu Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, bức tranh kinh tế- xã hội năm 2018 đầy thuyết phục, cao hơn năm 2017 trong một số chỉ tiêu. Điều này rất đáng mừng, nhất là trong điều kiện khách quan, chủ quan còn đầy thách thức chứ không đơn giản. Tốc độ tăng trưởng đến 9 tháng là 6,98% và dự kiến cả năm là 6,7-6,8%. Đây là con số ấn tượng, đặc biệt trong quá trình đánh giá thì đây là những con số tăng trưởng bền vững, bởi vì nó gắn với sản xuất kinh doanh và tăng trưởng gia tăng.

Các đại biểu cho rằng, bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế thời gian tới còn nhiều biến động, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của nước ta. Vì vậy, không chỉ nên có các dự báo lạc quan, mầu hồng, mà cần dự báo đúng môi trường chiến lược, đánh giá đúng tình hình để có những quyết sách phù hợp, từ đó đạt được các mục tiêu trong năm nay, năm 2019 cũng như đến năm 2020.

Hội nghị TƯ 8: Kinh tế - xã hội đất nước đang đi đúng hướng - Ảnh 2.

Đại biểu Bế Xuân Trường.


Đột phá trong thể chế là quan trọng nhất

Đại biểu Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, chúng ta đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược. Trong đó, thể chế là quan trọng nhất, làm sao để huy động được nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cũng là cơ chế, làm sao thu hút được người tài, phát huy được người tài. Đây là vấn đề cả xã hội rất quan tâm, để làm sao nền kinh tế đất nước bứt phá lên.

"Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình cần có sự đột phá. Vấn đề cốt tử nhất là tập trung ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Chỉ có công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao mới tạo ra năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. Quan trọng nhất là phải làm sao nghiên cứu, làm chủ được thiết kế, làm chủ được công nghệ lõi, làm chủ được kỹ thuật để bứt phá. Vừa qua, trong nông nghiệp, công nghiệp, các nhà khoa học, các viện đã nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người dân ứng dụng vào sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng cao và hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu được tới một số nước, đây là những điểm rất sáng"-Thứ trưởng Bế Xuân Trường nói.

Quốc hội cần sớm sửa đổi một số Luật

Nhất trí với các chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp mà Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã chỉ ra, các đại biểu đề nghị Trung ương cần đánh giá giữa nhiệm kỳ khóa XII, trong đó tập trung đánh giá toàn diện, sâu sắc một số chủ trương lớn như việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng... làm rõ những việc đã làm được, chưa làm được để từ đó rút kinh nghiệm cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ, đồng thời có cơ sở cho Đại hội XIII sắp tới. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội cần sớm sửa đổi một số luật như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai (sửa đổi); Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc xử lý các loại tài sản công, để khơi thông cho các địa phương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Cùng với đó, cần tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường.

Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh, Bí thứ Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng, thời gian qua, thủ tục hành chính với người dân được cải thiện nhiều. Tuy nhiên các thủ tục giải quyết các dự án cho doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cần có các quỹ đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp, vì doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng thương mại chịu lãi suất cao, từ đó làm giảm sức cạnh trạnh của doanh nghiệp. Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh cũng đề nghị cần có các phương thức huy động vốn hiệu quả để phát triển hạ tầng giao thông, vì hạ tầng giao thông không phát triển thì kinh tế không thể phát triển.

"Chúng ta sớm sửa đổi Luật Đầu tư công, luật đầu tư công làm chậm quá trình giải ngân. Khâu đột phá thứ hai về kết cấu hạ tầng, chúng tôi thấy trước tiên hoàn thiện hệ tầng giao thông nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tập trung nguồn lực cũng như không có biện pháp tháo gỡ chính sách thì các dự án giao thông chậm triển khai. Đề nghị ngân sách nhà nước nên tập trung nhiều hơn cho giao thông. Vì có hạ tầng  giao thông tốt thì kinh tế phát triển. Thứ hai, sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến BOT, BT để huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư, với điều kiện khó khăn như này nếu vướng mắc cơ chế BOT, BT thì khó cho đầu tư các hạ tầng”- Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh nói.

Hội nghị TƯ 8: Kinh tế - xã hội đất nước đang đi đúng hướng - Ảnh 3.
Đại biểu Thào Xuân Sùng

Nông nghiệp phải trở thành bệ đỡ

Coi trọng và tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp để nông nghiệp là bệ đỡ, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập. Các ý kiến đề nghị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Phát triển, mở rộng sản xuất, theo hướng khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của từng vùng, miền, địa phương, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sâu để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn phục vụ xuất khẩu. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng thì cho rằng: cần dồn sức xây dựng 15 nghìn hợp tác xã kiểu mới và đào tạo nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn. Đây là khâu quan trọng nhất để đưa nền nông nghiệp bước sang giai đoạn mới, đạt mục tiêu yêu cầu như Chính phủ đề ra.

"Dựa trên những phân tích, tổng hợp, đồng chí kiến nghị năm 2019, Quốc hội nên đặt chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm trong nước) tăng từ 6,7-6,9% và kỳ vọng có thể cao hơn là 7%. Như vậy, cốt lõi tăng trưởng 6,7-6,9% là cần thay đổi cách sử dụng đất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông nghiệp, chúng ta phải phát triển mạnh nền nông nghiệp hiện đại với sự kết nối mạnh mẽ giữa các tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh đầu tàu.  Chúng ta không thể công nghiệp hóa một chiều mà phải công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn mạnh mẽ để cân đối lực lượng lao động, hướng tới xây dựng nông thôn mới.

Tập trung xây dựng thể chế, chính sách để xây dựng 6 nhà thành công. Trong đó khuyến khích các hộ nông dân cho thuê đất nông nghiệp hoặc góp giá trị quyền sử dụng đất mà không cần thay đổi quyền sở hữu ruộng đất để tập trung ruộng đất, tạo điều kiện cho các hộ nông dân đạt lợi thế về quy mô, giảm chi phí trong chuỗi giá trị”, ông Thào Xuân Sùng nói.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đề nghị cần phân tích, từ đó xác định tốc độ tăng trưởng; rà soát quy hoạch ở vùng sản xuất lúa hợp lý trên cơ sở ổn định diện tích lúa hiện nay đã được Quốc hội quyết định, cho phép các tỉnh, thành phố có thể chuyển đổi một phần diện tích nhất định để nuôi, trồng những cây có giá trị kinh tế cao trong vòng từ 7-15 năm, khi cần thiết đưa lại những diện tích này để sản xuất lúa nhưng phải là lúa công nghệ cao, chất lượng cao, phù hợp cho xuất khẩu. Như vậy sẽ tập hợp đoàn kết được nhân lực ở nông thôn, cũng như các doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận sáng nay các đại biểu cũng đề nghị tiếp tục dành sự quan tâm thỏa đáng cho các vùng khó khăn, chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện chiến lược phát triển văn hóa và con người Việt Nam./.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
5 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.017.280 VNĐ / tấn

192.00 JPY / kg

-1.99 %

- -3.90

Đường

SUGAR

11.831.177 VNĐ / tấn

21.17 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

200.921.722 VNĐ / tấn

7,926.00 USD / mt

3.73 %

+ 285.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

152.352.248 VNĐ / tấn

272.61 UScents / lb

0.04 %

+ 0.10

Gạo

RICE

17.272 VNĐ / tấn

14.98 USD / CWT

0.88 %

+ 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.420.602 VNĐ / tấn

1,011.40 UScents / bu

0.37 %

+ 3.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.141.269 VNĐ / tấn

291.35 USD / ust

0.05 %

+ 0.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh cùng một mặt hàng, Việt Nam dự tính xuất ít hơn Thái Lan, nhưng bán được giá cao hơn hẳn
2 ngày trước
Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu hàng đầu.
Các "chiến thần livestream" thắng lớn, Phạm Thoại chốt gần 200.000 đơn dịp 11-11
2 ngày trước
Ngoài "chiến thần livestream" Phạm Thoại, nhiều phiên live của Hà Linh, Hằng Du mục, Bác sĩ Cung, Long Chun… cũng thu hút được lượt xem "khủng"
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng vào vụ Tết
2 ngày trước
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng những ngày này đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2025. Với hơn 200 nghìn gốc lan, các nhà vườn dự kiến sẽ cung cấp số lượng lớn hoa cho thị trường trong dịp Tết năm nay.
Giá cà phê tăng mạnh
2 ngày trước
Giá cà phê Robusta tăng 2,27%, chấm dứt chuỗi giảm 5 tuần liên tiếp; giá cà phê Arabica quay đầu tăng 4,28% sau hai tuần giảm liên tiếp trước đó.