Hồi sinh lại "rừng vàng"

22/02/2023 15:30
Chúng ta từng có một nền văn hóa đầy tri thức về những loại thảo dược, từ cái rổ rau thơm dăm bảy loại bày cạnh tô bún, tô phở, loại nào cũng có dược tính; đến việc tắm giặt với lá bưởi, bồ kết, rau mùi già; cho đến những vị thuốc Nam quý hiếm.

Gọi là "từng có", bởi bây giờ thứ ấy được duy trì theo tập tính của những người rất cũ. Giờ còn mấy ai gội đầu bằng bồ kết, dùng quả bồ hòn làm thứ xà phòng thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Những thứ đơn giản như thế đã mất đi, và còn rất nhiều những thứ phức tạp hơn, như các loại thảo dược, vị thuốc Nam quý cũng khó lòng giữ được vì tình trạng khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt. Và rất có thể cùng với chúng, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi những di sản văn hoá nếu không có sự bảo tồn và hồi sinh những giá trị đã mất.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 1.

Công nhân chăm sóc tía tô tại vườn

Thuốc Nam và hiện thực lãng phí

Hàng chục năm nay, tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu mua các loại cây, dược liệu hay côn trùng và để lại nhiều hậu quả vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Còn nhớ, năm 2000, thương lái Trung Quốc thu mua cây mã kích (còn gọi là cây ba kích) ở một số tỉnh miền bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang. Họ đến khắp các huyện, xã, thôn bản để đặt hàng cây thuốc quý này. Củ mã kích tím được thu mua với giá trên dưới 500.000 đồng/kg khô, loại thượng hạng giá lên tới cả triệu đồng/kg nên người dân ồ ạt vào rừng đào bới. Hay khoảng năm 2012, tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Đến năm 2017, sau một thời gian "án binh bất động", thương lái Trung Quốc lại xuất hiện và ra giá cao khiến người dân Tây Nguyên ồ ạt vào rừng tận diệt cây cu ly. Cu ly tươi được thương lái Trung Quốc mua lại với giá 2 triệu đồng/ kg, nhưng số lượng nông dân thu hoạch được ngày càng ít, họ thậm chí phải lặn lội qua các khu vực biên giới Lào, Campuchia tìm nguồn hàng cung ứng.

Đây chỉ là số ít ví dụ trong rất nhiều lần thương lái Trung Quốc thực hiện chiến dịch thu mua ồ ạt sản vật ở nước ta. Có một thực tế, ở Việt Nam, cái gọi là "rừng vàng" chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức. Nhiều loại thảo dược mới được lưu truyền trong dân gian qua hình thức truyền miệng và có thể biến mất bất cứ lúc nào. Vậy nên, khi thương lái thu mua số lượng lớn các loại dược liệu, người dân do kém hiểu biết chỉ chạy theo lợi ích, không hiểu hết được những giá trị của thảo dược, khai thác cả gốc rễ thì dù có là "rừng vàng" hay "vựa thuốc nam" nay cũng bị tận thu gần như cạn kiệt. Và cứ mặc cho thương lái Trung Quốc không biết họ thu mua làm gì, cũng chẳng mấy ai tìm hiểu nông sản ấy thực sự có giá trị gì. Để rồi khi mất đi mới thấy tiếc nuối. Hẳn nhiều người vẫn chưa quên rằng, đã có lần, người ta phát hiện ra một giống sâm rất quý ở vùng núi phía Bắc, có bằng chứng lâm sàng cho thấy hiệu quả với việc điều trị ung thư. Đến khi lên tìm lại, mới biết là thương lái Trung Quốc đã sang nhờ đồng bào đi "đào củ khoai đất" với giá vài trăm nghìn đồng/kg từ nhiều năm trước, tuyệt diệt giống cây này.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 2.

Giảo cổ lam tự nhiên

Kể cả khi hiểu được công dụng, giá trị của thảo dược, cũng có nhiều người dân đầu tư trồng, như với trường hợp của cây đinh lăng rừng. Nhưng trở ngại về kỹ thuật và mong giá trị thu hồi nhanh nên cây đinh lăng rừng được bón thuốc kích thích cho ra rễ từ trong hom, rồi mới cắm xuống đất chẳng bao lâu thì thu hoạch. Và tất nhiên, giá trị chẳng được là bao vì cây đinh lăng phải trồng nhiều năm, trồng tự nhiên ở nơi mà nó vốn sinh trưởng, thì mới giữ được dược tính. Cái khó của phát triển dược liệu tự nhiên, giữ được giá trị dược tính cao ở chỗ các loại thảo dược phải được trồng như nó vốn là. Tức là cây ở đâu thì phải ở đấy, hoang dại, nằm trong một hệ sinh thái tự nhiên, dưới các tán cây rừng khác. Nên phải có hướng phát triển tại vùng đặc khu, đảm bảo thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu.

Nhưng có lẽ chẳng mấy người mặn mà theo đuổi phát triển dược liệu Việt bởi trông theo hướng thuận tự nhiên, đòi hỏi đầu tư trong thời gian dài, chi phí cao. Mặt khác thị trường dược liệu trong nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức do các nguồn nhập khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch giá rẻ. Có cung ắt có cầu, khi nhu cầu về dược liệu trong nước không đủ cung ứng, chúng ta phải nhập ngược lại từ Trung Quốc. Đau lòng thay, một đất nước có hệ sinh thái đa dạng với hơn 4000 cây dược liệu phổ biến, có bề dày lịch sử y học cổ truyền từ xa xưa như Việt Nam nhưng lại đang phải nhập khẩu đến 80% dược liệu. Đây là nghịch lý mà nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến đã nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm về kế hoạch phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.

Không thể phủ nhận, xu hướng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm thuốc có chiết xuất thảo dược hiện nay ngày một tăng cao. Tuy nhiên, khi niềm tin bị đặt nhầm chỗ có thể phải trả một cái giá rất đắt, nhất là đối với lĩnh vực y dược.

Năm 2019, VTV thực hiện phóng sự điều tra "Dược liệu dùng chữa bệnh nhưng thực chất chỉ là rác thuốc". Sau khi được phát sóng, phóng sự đã gây rúng động trong dư luận. Phóng sự chỉ ra, tại bên kia biên giới, chợ dược liệu Ngọc Lâm ở Trung Quốc là nơi các thương lái Việt Nam thường xuyên mua dược liệu về phân phối ở Việt Nam. Tại đây, các chủ hàng tiết lộ, những dược liệu có giá thành rẻ là những loại đã bị điều chế rút hết tinh chất, sau đó lại được "mông má" để bán tiếp cho các tiểu thương qua đường tiểu ngạch. Sự thật trên đã phơi bày thực chất số lượng dược liệu Việt Nam nhập về chỉ là dược liệu rác. Niềm tin của người tiêu dùng vào dược liệu, thuốc đông y vốn đang được thử thách suốt nhiều năm nay bởi tình trạng buôn lậu dược liệu kém chất lượng qua đường tiểu ngạch thì nay, với việc xuất hiện hàng chính ngạch cũng không đủ tiêu chuẩn lưu hành lại càng khiến người dân hoang mang.

Một phóng sự khác, vạch trần những sai phạm của dược liệu nhập khẩu chính ngạch được thực hiện bởi nhóm phóng viên kênh ANTV: "Thị trường dược liệu nhập khẩu – Những góc khuất bất nhẫn" lại chỉ ra lỗ hổng trong khâu quản lý để doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu chính ngạch trong khi không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Hàng tấn dược liệu mốc, thậm chí còn xuất hiện sinh vật lạ vẫn nghiễm nhiên vào thị trường Việt phân phối một cách chính thống. Và nếu như những sự việc này không được làm rõ, sự mập mờ trong khâu kiểm định chất lượng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường về sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đồng thời, cũng khiến những doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch chất lượng tốt rất khó để cạnh tranh về giá thành trên thị trường và phát triển ngành dược liệu trong nước.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 3.

Hình ảnh trích từ phóng sự của ANTV về dược liệu bẩn chuẩn bị được nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam

Phát triển kinh tế dưới tán rừng, hướng đi bền vững cho dược liệu Việt

Tại Việt Nam, TH đã được biết tới là doanh nghiệp tìm ra chiếc "chìa khóa vàng" công nghệ cao và khoa học quản trị 4.0 mở bung những sức mạnh tiềm tàng của ngành nông nghiệp, đạt được nhiều thành tựu lớn. Sự ra đời của TH đã đặt nền móng cho ngành sữa tươi Việt Nam, góp phần thay đổi căn bản bản chất ngành sữa, thị trường sữa từ con số 92% nhập sữa bột về pha lại (năm 2008) giờ giảm còn chưa tới 60% và tỷ lệ sử dụng sữa tươi mỗi năm sẽ tăng lên đáng kể. Cuộc cách mạng sữa tươi sạch ấy đã khiến bà Thái Hương Hương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của Tập đoàn TH được mệnh danh là "người đàn bà sữa".

Bên cạnh sữa, dấu ấn tiên phong của doanh nhân Thái Hương còn thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Đó là việc xây dựng hệ thống trường học TH School tiêu chuẩn quốc tế, là tổ hợp y tế công nghệ cao tiêu chuẩn 5 sao. Đó là con đường đồ uống tốt cho sức khỏe và một hệ sinh thái các sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ. Và đặc biệt, đó còn là con đường thảo dược mà bà Thái Hương cùng TH đã kiến tạo và đặt nền móng vững chắc suốt 10 năm qua thông qua chiến lược bền vững làm kinh tế dưới tán rừng: "Giờ đây, chúng tôi tiếp tục làm kinh tế dưới tán rừng, trồng thảo dược và phát triển những sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe. Với tư duy sản phẩm phải theo chuẩn mực quốc tế và đi theo chuỗi giá trị khép kín, người nông dân sẽ được tham gia trong chuỗi mắt xích để họ có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương. Tôi đã và sẽ góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0 bằng những sản phẩm nông sản sạch mà thế giới đang hướng tới", bà Thái Hương chia sẻ tại Đại hội Thi đua Yêu nước toàn quốc 2020.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 4.

Cây lạc tiên được trồng tại Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống

Từ năm 2013, Tập đoàn TH đầu tư vào dự án bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn dược liệu bản địa của Việt Nam. Với vùng dược liệu quy mô tới 250 ha tại Yên Thành, Mường Lống, Nghệ An, những cánh đồng, các thảo nguyên và cánh rừng trong lành được tận dụng để "chuyên canh" gấc, lạc tiên, rau má, sâm bạch quả, đương quy, lan gấm, lan thạch hộc, hà thủ ô đỏ, tam thất, hoàng linh chi, sâm Puxailaileng...

Đến năm 2015, bộ sản phẩm thức uống thảo dược Total Happiness Natural của TH ra mắt tại Mỹ, nhanh chóng được đón nhận. Năm 2017, thương hiệu nước thảo dược TH True Herbal chính thức có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm nước thảo dược được làm từ gấc, lạc tiên, rau má, chanh, bạc hà…

Cuối năm 2018, TH ra mắt sản phẩm Thực phẩm chức năng viên nang mềm Lyco- prevent chiết xuất từ gấc.

Từ năm 2018-2020, TH ra mắt thành công sản phẩm sữa hạt TH true NUT hạt và gấc, hạt và nghệ; cùng nước trái cây TH true JUICE táo và gấc.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 5.

Trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL ra mắt tháng 9/2022

Năm 2022, TH ra mắt Trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL. Đây là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo với sự kết hợp của các thảo dược được nuôi trồng và thu hái tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống, có độ cao 1400m so với mặt nước biển, có dược tính tốt nhằm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, bao gồm: Trà thảo dược TH true HERBAL Nhân trần - Cúc hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc; Trà thảo dược TH true HERBAL Tía tô - Gừng có tác dụng giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa; Trà thảo dược TH true HERBAL Lạc tiên – Tâm sen có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Trà thảo dược TH true HERBAL là sản phẩm tiếp nối câu chuyện thật của TH với những giá trị "thật" chăm sóc cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Hồi sinh lại rừng vàng - Ảnh 6.

Trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL

Kiên định với con đường đồ uống có lợi cho sức khỏe, phát triển nước uống trái cây, thảo dược chất lượng "make in Vietnam", Nhà máy nước tinh khiết thảo dược hoa quả Núi Tiên tại Nghĩa Đàn, Nghệ An và Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ tại huyện Vân Hồ, Sơn La của Tập đoàn TH đều giữ vai trò quan trọng trong cho chế biến thảo dược, đưa người nông dân vào chuỗi khép kín, giúp họ làm giàu trên đồng đất quê hương mình.

Với sự dẫn dắt của bà Thái Hương, mục tiêu "Vì sức khỏe cộng đồng được nâng lên một tầm cao mới trong lĩnh vực y tế. TH kết hợp với các chuyên gia Đông y và nhà khoa học trong cả nước để lập một bản đồ về thảo dược trên khắp Việt Nam, từ đó thành lập Viện Dược liệu TH nhằm nghiên cứu cách bảo tồn cũng như cách phát huy giá trị thảo dược phục vụ hai mục tiêu lớn: nâng cao thể trạng cho người Việt, phòng ngừa các bệnh mãn tính không lây và dùng thảo dược trong y tế dự phòng. Tổ hợp chăm sóc sực khỏe công nghệ cao TH Medical đã dần dần hình thành.

Tin mới

Sầu riêng nghịch vụ thất mùa, nhà vườn thất thu từ cây "tỉ phú"
7 giờ trước
Vụ sầu riêng nghịch mùa này giá rất cao nhưng do thời tiết bất lợi nên nhiều vườn cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang thất mùa. Nhà vườn thất thu từ cây "tỉ phú".
Mạnh dạn đầu tư nuôi con "dân nhậu thích mê", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 600 triệu đồng
8 giờ trước
Mạnh dạn áp dụng quy trình công nghệ cao trong chăn nuôi, anh Phan Văn Tuyển thắng lớn, thu lãi hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Khách mua bán nhộn nhịp trên 'sàn vàng' tự phát, chuyên gia cảnh báo
9 giờ trước
Trên mạng xã hội, một hội nhóm giao dịch vàng đã được lập và thu hút hàng chục nghìn người tham gia, thường xuyên trao đổi, mua bán, bất chấp rủi ro tiềm tàng.
Giá cà phê bật tăng dữ dội
10 giờ trước
Bất chấp các dự đoán giá cà phê sẽ giảm sau 3 phiên tăng nóng liên tiếp, giá cà phê Robusta trên sàn lại tăng thêm 3 con số.
Sự thật đằng sau loại trái cây đặc sản mọng nước, dày mình, thanh mát được rao bán chưa đến 3.000 đồng/quả
10 giờ trước
Một trang facebook chuyên bán hoa quả tại Hà Nội cũng đang rao bán mặt hàng này với bao 60 quả chỉ 150.000 đồng, tương đương 2.500 đồng mỗi quả.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.813.660 VNĐ / tấn

186.50 JPY / kg

-2.15 %

- -4.10

Đường

SUGAR

11.985.815 VNĐ / tấn

21.45 UScents / lb

-0.51 %

- -0.11

Cacao

COCOA

220.140.946 VNĐ / tấn

8,685.50 USD / mt

2.11 %

+ 179.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

156.379.958 VNĐ / tấn

279.86 UScents / lb

0.43 %

+ 1.20

Gạo

RICE

16.918 VNĐ / tấn

14.67 USD / CWT

-2.04 %

- -0.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.276.385 VNĐ / tấn

996.07 UScents / bu

0.87 %

+ 8.57

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.017.086 VNĐ / tấn

286.95 USD / ust

-0.02 %

- -0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt sắp lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
11 giờ trước
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 20/11.
Giá cà phê tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp
12 giờ trước
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/11, giá hai mặt hàng cà phê đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
Thị trường ngày 15/11: Giá dầu tăng, vàng thấp nhất hai tháng, cà phê cao nhất 13 năm
12 giờ trước
Phiên 14/11, dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh khiến giá dầu đóng cửa tăng nhẹ, trong khi đó USD tiếp tục tăng khiến vàng xuống thấp nhất hai tháng, đồng thấp nhất 3 tháng.
Làng chổi đót Chiêm Sơn tất bật vào vụ sản xuất Tết
17 giờ trước
VOV.VN - Những tháng cuối năm, không khí lao động ở làng nghề chổi đót Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tất bật hơn. Những năm gần đây, nhờ đầu ra sản phẩm ổn định nên người dân ở làng nghề đầu tư phát triển sản xuất. Chổi đót Chiêm Sơn đang được xây dựng thành sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ.