Hôm nay xét xử vụ DongABank giai đoạn 2

14/03/2023 07:47
Hôm nay (14/3), TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ sai phạm xảy ra tại DongABank – giai đoạn 2. Phiên tòa do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

Tại phiên tòa này, ông Trần Phương Bình (cựu Tổng Giám đốc, phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD DongABank), Phùng Ngọc Khánh (cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty M&C), Nguyễn Đức Tài (cựu Giám đốc Sở giao dịch DongABank), Nguyễn Thị Ngọc Vân (cựu Phó Tổng Giám đốc DongABank), Nguyễn Văn Thuận (cựu Phó Giám đốc Sở giao dịch DongABank), Vũ Thị Thanh Hoa (cựu Trưởng phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp DongABank), Nguyễn Chí Công (cựu Phó phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp DongABank) và Trần Hoài Ân (cựu cán bộ Phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp DongABank), cùng bị xét xử tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hôm nay xét xử vụ DongABank giai đoạn 2 - Ảnh 1.

Ông Trần Phương Bình tại phiên tòa của một vụ án trước đây. Ảnh: Tân Châu

DongABank bị thiệt hại 5.500 tỷ đồng

Theo nội dung vụ án, từ năm 2007 đến 2013, ông Trần Phương Bình và các đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho DongABank.

Trong những sai phạm, có sai phạm mà Tòa xét xử hôm nay, liên quan đến 7 khoản vay của 6 công ty gồm: Công ty CP XNK Ngôi Sao (Ngôi Sao), Công CP Đầu tư Liên Phát (Liên Phát), Công ty TNHH MTV Phát Vạn Hưng (Phát Vạn Hưng), Công ty CP Biển Bạc (Biển Bạc), Công ty CP Tư vấn đầu tư XD TM Minh Quân (Minh Quân) và Công ty CP M&C, với tổng dư nợ gốc 1.826,122 tỷ đồng.

Cụ thể là khi các khoản vay của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm M&C (gồm các công ty: Ngôi Sao, Liên Phát, Phát Vạn Hưng, Biển Bạc, Minh Quân), đến hạn thanh toán nhưng không còn nguồn tài chính nào để trả nợ cho DongABank, ông Phùng Ngọc Khánh đã trao đổi với ông Trần Phương Bình cho ông Khánh sử dụng pháp nhân của 5 công ty trong nhóm M&C đứng tên vay tại DongABank để trả nợ cho các khoản vay đến hạn tất toán.

Ông Trần Phương Bình đồng ý và yêu cầu đưa quyền sử dụng đất diện tích là 62.044m2 thuộc dự án 7,6 ha tại phường An Phú, Quận 2 (nay là TP Thủ Đức, TPHCM) làm tài sản đảm bảo, thống nhất trị giá của tài sản đảm bảo này là 2.100 tỷ đồng. Ông Phùng Ngọc Khánh đã chỉ đạo giám đốc các công ty trong nhóm M&C là Phạm Quốc Hoàng, Hoàng Đỗ Huy, Lê Tiến Dũng, Triệu Hồng Cẩm, Nguyễn Trọng Thắng ký hồ sơ vay vốn tại DongABank.

Đây là vụ án thứ 4 mà ông Trần Phương Bình (cựu Tổng Giám đốc, phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD DongABank) bị đưa ra xét xử. Trước đó ông Trần Phương Bình thừa nhận đã nhận 2 bản án tù chung thân và 1 bản án 10 năm tù đều liên quan đến sai phạm dẫn tới thiệt hại cho DongABank. Hiện ông Trần Phương Bình đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T17 Bộ Công an

Để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và hợp thức tài sản bảo đảm chung của 5 khoản vay, ông Phùng Ngọc Khánh đã chỉ đạo lập khống hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng 62.044,82m2 thuộc dự án 7,6 ha tại phường An Phú cho Công ty Liên Phát; lập khống hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các công ty trong nhóm M&C.

Ông Trần Phương Bình biết rõ hồ sơ vay vốn được lập khống nhưng vẫn chỉ đạo các cán bộ ở Sở Giao dịch của DongABank tiếp nhận hồ sơ của 5 công ty thuộc nhóm M&C vay và nhận tài sản đảm bảo cho 5 khoản vay là quyền sử dụng đất của 62.044,82m2 thuộc dự án 7,6 ha tại phường An Phú nói trên mà không thẩm định tài sản và phương án kinh doanh. Đồng thời với việc yêu cầu cấp dưới trình hồ sơ, ông Trần Phương Bình cũng là người ký duyệt cho những khoản vay đã dẫn đến mất khả năng thu hồi nói trên. Tính đến ngày 24/5/2022, 5 khoản vay còn dư nợ 5.055,7 tỷ đồng (gồm 1.680 tỷ đồng nợ gốc và 3.375,7 tỷ đồng tiền lãi).

Ngoài ra, ông Trần Phương Bình còn ký bảo lãnh và sau đó DongABank thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Công ty M&C với 2 khoản mà Công ty M&C phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP An Bình, gây thiệt hại thêm 462 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại vụ án là hơn 5.500 tỷ đồng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.