Hơn 100 tập đoàn đa quốc gia sẽ bị đánh thuế ít nhất 15%icon

Dự kiến, việc áp dụng thỏa thuận sẽ chính thức bắt đầu từ năm 2023 và có thể mang lại cho các quốc gia khoảng 150 tỷ USD/năm.

Dự kiến, việc áp dụng thỏa thuận sẽ chính thức bắt đầu từ năm 2023 và có thể mang lại cho các quốc gia khoảng 150 tỷ USD/năm.

 

Sau 2 ngày đàm phán tại Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD, 130 quốc gia trên thế giới đã có một thỏa thuận quy định việc đánh thuế ít nhất 15% đối với hơn 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới.

130 trong tổng số 139 quốc gia tham gia vào các cuộc thảo luận, diễn ra trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD đã đồng ý ký tên vào thỏa thuận mới. Theo thỏa thuận này, các tập đoàn đa quốc gia sẽ phải chịu mức thuế ít nhất 15%, đồng thời phải chuyển một phần lợi nhuận vượt trội cho các quốc gia - nơi các tập đoàn này tiến hành công việc kinh doanh, dù quốc gia đó không phải là nơi đăng ký trụ sở.

Hơn 100 tập đoàn đa quốc gia sẽ bị đánh thuế ít nhất 15%
Các tập đoàn đa quốc gia sẽ phải chịu mức thuế ít nhất 15%. Ảnh minh họa: btec.ftu.edu.vn

Được thúc đẩy từ Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Anh đầu tháng 6/2021, đề xuất về việc đánh thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia được xem là công cụ để đấu tranh với các tập đoàn lớn, luôn tìm cách trốn thuế thông qua các hình thức chuyển giá hay đăng ký hoạt động tại các thiên đường thuế.

Thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của 130 nước, trong đó bao gồm toàn bộ các nền kinh tế lớn trên thế giới, gồm các nước G7 và G20, chiếm 90% GDP thế giới. Các thảo luận kỹ thuật chi tiết hơn sẽ tiếp tục được tiến hành tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra vào hai ngày 9-10/7 tại Venise (Italy) cũng như tại Thượng đỉnh G20 vào tháng 10 tại Italy.

Dự kiến, việc áp dụng thỏa thuận sẽ chính thức bắt đầu từ năm 2023 và có thể mang lại cho các quốc gia khoảng 150 tỷ USD/năm.

Ngay sau khi thỏa thuận được thông qua trong khuôn khổ OECD, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng ca ngợi, cho rằng từ nay các tập đoàn đa quốc gia không còn có thể sử dụng các quốc gia này chống lại các quốc gia khác, nhằm hạ thấp tối đa mức thuế phải đóng.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Bruno Le Maire thì ca ngợi đây là thỏa thuận về thuế quan trọng nhất trong 1 thế kỷ qua. “Tôi hoan nghênh bước tiến lớn này vì nó mở ra một con đường mới cho việc xây dựng một hệ thống thuế quốc tế mới cho Thế kỷ XXI, điều mà nước Pháp đã yêu cầu từ hơn 4 năm qua. Đây là một thỏa thuận quốc tế mới đầy tham vọng, toàn cầu và đổi mới về thuế quan trọng nhất trong 1 Thế kỷ qua", Bộ trưởng Bruno Le Maire nêu rõ.

(Theo VOV)

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
9 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
8 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
7 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
6 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
5 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
11 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.