Hơn 20 tỷ USD thỏa thuận hợp tác được ký trong một tuần APEC

14/11/2017 07:42
"Trong vòng 10 năm trở lại đây thì APEC 2017 có sự góp mặt của nhiều nhà lãnh đạo nhất"...

"Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã thành công ngoài dự tính từ khâu tổ chức đến kết quả. Chúng ta gặp được thiên thời, địa lợi trong quá trình tổ chức, kể cả vấn đề thời tiết cũng ủng hộ chúng ta rất nhiều".

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo nhằm chia sẻ thông tin, đánh giá ban đầu về Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 nói riêng và Năm APEC 2017 nói chung, chiều 13/11.

Khẳng định vị thế

Theo Phó thủ tướng, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao của hầu hết các nền kinh tế thành viên trong 10 năm qua.

Tính chung cả năm 2017, Việt Nam đã đón khoảng 21.000 đại biểu tới tham dự các hội nghị APEC tại các tỉnh thành của Việt Nam và riêng Tuần lễ Cấp cao là 11.000 người, gồm lãnh đạo cấp cao, các quan chức cùng hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực, quốc tế và 800 doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra còn có lãnh đạo các tổ chức quốc tế và các ngân hàng uy tín trên toàn cầu.

"Thành công cả về nội dung và tổ chức là đánh giá chung của các nền kinh tế thành viên tham dự đối với Việt Nam trong vai trò nền kinh tế chủ nhà. Qua việc tổ chức thành công Năm APEC 2017, Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình", Phó thủ tướng cho hay.

Vai trò dẫn dắt

Theo Phó thủ tướng, tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017, "chúng ta không chỉ tham gia mà còn đóng vai trò dẫn dắt những chủ đề cũng như nội dung trong hội nghị. APEC 2017 cũng là dịp đưa quan hệ song phương với các nước lên tầm mới.

Trong đó, thành công lớn nhất là duy trì được mục tiêu của APEC trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, kinh tế, có chiều hướng khác nhau trong vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và những lĩnh vực mới. Đồng thời, đã khẳng định vai trò của APEC là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu quốc tế và khu vực.

Phó thủ tướng cho biết, với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã thành công khi tạo được sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên với chủ đề "Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung" cùng 4 ưu tiên được các thành viên quan tâm và ủng hộ: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, các sáng kiến mà Việt Nam đưa ra cũng được các nền kinh tế thành viên chấp thuận. Các vấn đề ưu tiên nêu ra đều được các nền kinh tế thành viên quan tâm thảo luận.

Đáng chú ý, các văn kiện được đưa ra trong Tuần lễ Cấp cao APEC tạo định hướng cho những năm sắp tới, bởi 2017 là năm khó khăn nhất trong những năm qua do khác biệt quan điểm về bảo hộ, tự do hóa thương mại.

"Mong muốn thì còn rất nhiều, tuy nhiên chúng ta tạm hài lòng với những gì đạt được. Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra, nhiều nước không nghĩ rằng sẽ có một tuyên bố chung. Tuy nhiên, với nhiều sáng kiến và sự nỗ lực của một nước chủ nhà, chúng ta đã đạt được tuyên bố chung cùng nhiều phụ lục đi kèm", Phó thủ tướng nói.

4 chuyến thăm cấp cao

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 cũng là dịp quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương của Việt Nam với các nước.

Trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Việt Nam đã có 4 chuyến thăm cấp cao của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Chile, Canada, đồng thời tiến hành 50 cuộc trao đổi cấp cao với các nước.

Đáng chú ý, là việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã ký 121 thỏa thuận với các đối tác trong khu vực, với giá trị hơn 20 tỷ USD.

"Trong vòng 10 năm trở lại đây thì APEC 2017 có sự góp mặt của nhiều nhà lãnh đạo nhất. Đây cũng là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng tham dự, phát biểu".

"Vị thế của Việt Nam trong vai trò của nước chủ nhà APEC 2017 còn được khẳng định bởi sự nhận lời tham dự từ sớm của các nhà lãnh đạo lớn như Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Shinzo Abe...", Phó thủ tướng thông tin thêm.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
5 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
5 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
5 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
5 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda 6e bắt đầu sản xuất: Phân phối ở nhiều thị trường, có thể về Việt Nam
1 ngày trước
Mazda 6e đã chính thức sản xuất tại Trung Quốc vào đầu tháng 4 này để xuất khẩu xe sang châu Âu và Đông Nam Á.
Honda HR-V 2025 giá khởi điểm cao hơn Mazda CX-5, thêm bản hybrid giá 869 triệu
1 ngày trước
Honda đang từng bước hybrid hoá dải sản phẩm của mình với HR-V là model thứ 3 có phiên bản hybrid bán tại Việt Nam.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
1 ngày trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
1 ngày trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng