Hơn 32 triệu người lao động Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19

06/01/2021 13:45
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình lao động, việc làm quý 4/2020 có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các chỉ số về lao động, việc làm, thu nhập của người lao động quý 4 nói riêng và năm 2020 nói chung vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đà hồi phục từ quý 3, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 4 đạt 55,1 triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn 860,4 nghìn so với cùng kỳ năm trước và gần 200 nghìn so với quý 1/2020.

Tính chung cả năm 2020, số người thuộc lực lượng lao động là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu so với năm 2019. Nếu lực lượng lao động năm 2020 vẫn duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2020 (0,8%) thì nền kinh tế sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người.

Theo Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19. Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm, đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức không ổn định, thiếu bền vững.

Thống kê cho thấy, số lao động có việc làm năm 2020 chỉ còn 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu so với năm 2019. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt một thập kỷ qua.

Số lao động có việc làm phi chính thức năm 2020 tăng 119,1 nghìn người trong khi số lao động có việc làm chính thức giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Như vậy, tỷ lệ lao động lao động có việc làm phi chính thức tăng cao (chiếm 56,2%, tăng 0,2%), trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây.

Không chỉ thế, ảnh hưởng của Covid-19 còn khiến 1,2 triệu người rơi vào tình trạng thiếu việc làm năm 2020, tăng 456,7 nghìn người so với năm 2019. Đa số những người thiếu việc làm không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Bởi lẽ, lao động có trình độ chuyên môn càng cao thì tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp. Tình trạng thiếu việc làm cũng lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chứ không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như trước đây.

Mặt khác, năm 2020 ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân tháng của người lao động là 128 nghìn đồng, tương đương 2,3%. Trong đó, thu nhập của lao động ngành dịch vụ giảm sâu nhất (215 nghìn đồng); tiếp đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 156 nghìn đồng), cuối cùng là ngành công nghiệp và xây dựng (giảm 100 nghìn đồng).

Đáng chú ý, hiện vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, chiếm 5,02%, tăng 1,2% so với năm trước, tương ứng 614 nghìn người.  Tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam (4,6% vào quý 1, 5,8% vào quý 2).  Khi các hoạt động kinh tế - xã hội dần được khôi phục vào 6 tháng cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm xuống còn 5,3% vào quý 3 và còn 4,3 % vào quý 4.

Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người dưới 35 tuổi (56,5%), trong khi đó lực lượng lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36,6%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện, việc tận dụng nhóm lao động này càng trở nên hạn chế.

Báo cáo nhấn mạnh, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của Covid-19, thời gian tới cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm chính sách. Một là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hai là triển khai các gói hỗ trợ đặc thù cho người lao động, ba là tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại.

Tin mới

Thông tin mới nhất về khách hàng mua iPhone 16 Promax nhận hộp không
48 phút trước
Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, phía Apple Việt Nam chưa đưa ra lời giải thích chính thức.
Tôm hùm Việt Nam trở lại vị thế hàng đầu tại thị trường Trung Quốc
12 phút trước
Sản lượng tôm hùm Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc đã quay trở lại mức cao, sau khi giảm mạnh vào năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Tôi cũng giật mình vì giá hàng hóa trên Temu"
55 phút trước
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định các sàn thương mại điện tử nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải đăng ký theo quy định.
Skoda mang 6 mẫu xe mới đến Vietnam Motor Show
56 phút trước
Sự hiện diện của Skoda tại VMS 2024 là lời khẳng định cho cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam.
Subaru Crosstrek ra mắt tại Việt Nam – đối đầu Toyota Corolla Cross, giá bán từ 1,1 tỷ đồng
2 giờ trước
Điểm nhấn của Subaru Crosstrek là động cơ hybrid và hệ dẫn động AWD lần đầu xuất hiện trong phân khúc. Tuy nhiên, giá bán của xe cũng cao hơn nhiều so với đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Honda Civic 2024 trình làng thị trường Việt: Lần đầu tiên có bản siêu tiết kiệm xăng, giá cao nhất 999 triệu
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Honda Civic có tùy chọn động cơ hybrid tại Việt Nam.
GenZ rủ nhau ‘chuyển nhà’ sang 1 app chat mới toanh: Vừa có bí danh độc lạ giúp chat an toàn hơn, vừa phục vụ công việc ‘đỉnh chóp’
1 ngày trước
Ứng dụng nhắn tin Lotus Chat vừa ra mắt đã gây chú ý bởi những bí danh độc lạ giúp bảo vệ người dùng, đồng thời giúp phục vụ công việc một cách hiệu quả hơn.
Không chỉ có xe xanh, Toyota còn mang đến VMS 2024 mẫu xe đặc biệt này
2 ngày trước
Giữa "biển" xe xanh, Toyota vẫn quyết định mang đến Triển lãm Ô tô, xe máy Việt Nam năm nay mẫu SUV Land Cruiser Prado. Điều này cho thấy sự đặc biệt của mẫu xe này đối với Toyota tại thị trường Việt Nam.
Mitsubishi Pajero Sport giảm giá mạnh tại đại lý: Bản 'base' còn 920 triệu ngang Territory, dọn kho chờ mẫu mới ra mắt
2 ngày trước
Động thái giảm giá xe Pajero Sport liên tục tại đại lý ngầm cho thấy mẫu mới đang cận kề ra mắt.