Hơn 3.600 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 19, khơi thông dòng chảy giao thương miền Trung

11/06/2021 15:59
Trong tháng 6, dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua Tây Nguyên, đoạn từ Bình Định đi Gia Lai sẽ bắt đầu thi công, thông thương thuận lợi từ cảng biển Quy Nhơn đến các tỉnh Tây Nguyên và các nước láng giềng...

Trong tháng 6, Ban Quản lý Dự án 2, Bộ Giao thông vận tải sẽ triển khai thi công hai gói thầu đầu tiên, gói thầu số 3 và 4A, nâng cấp tuyến Quốc lộ 19 dài hơn 243 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai 171 km, địa phận tỉnh Bình Định 68 km.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua Tây Nguyên có tổng mức đầu tư 3.654 tỷ đồng, gồm 150 triệu USD vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) và 86 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Điểm đầu dự án tại Cảng Quy Nhơn, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Điểm cuối tại Cửa khẩu Lệ Thanh, Gia Lai thông thương với Campuchia.

Dự án có 8 gói thầu, trong đó, gói thầu số 3 và gói 4A sắp triển khai có tổng trị giá 400 tỷ đồng. Theo đó, đơn vị thi công sẽ nâng cấp, cải tạo thành đường cấp 3 đồng bằng, mặt đường rộng 11 m, vận tốc 80 km/h. Việc sửa chữa sẽ hoàn tất năm 2023.


Quốc lộ 19 được làm từ thời Pháp thuộc. Đây là con đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với duyên hải miền Trung. Quốc lộ 19 dù đã qua nhiều lần nâng cấp, sửa chữa nhưng những năm gần đây, lưu lượng phương tiện lưu thông đông đúc khiến con đường bị quá tải, ảnh hưởng lớn tới độ an toàn của người dân khi tham gia giao thông.

Trước đó, cử tri tỉnh Gia Lai nhiều lần thông qua Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh việc triển khai dự án do công trình này chậm tiến độ.

Phản hồi việc này, Bộ Giao thông vận tải cho biết đang yêu cầu các đơn vị của Bộ đẩy nhanh việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán các gói thầu thi công xây lắp, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2023.

Quốc lộ 19 là 1 trong 5 hành lang vận tải chính của vùng, là hành lang vận tải quan trọng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia qua Cảng Quy Nhơn.

Đối với tỉnh Bình Định, cảng Quy Nhơn được xem là điểm đột phá trong phát triển kinh tế, với lượng hàng hóa thông quan ngày càng tăng cao, sản lượng hơn 10 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, phần lớn lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được kết nối từ Tây Nguyên và vùng tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia. Với hàng loạt các giải pháp thúc đẩy thị trường trong thời gian qua, Cảng Quy Nhơn đã xác lập kỷ lục mới với tấn hàng thứ 11 triệu vào cuối năm 2020.

////

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
4 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
3 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
2 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
49 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
54 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
16 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.