Nguồn cung hạng B đứng đầu thị trường
Tổng nguồn cung đạt trên 2 triệu m² từ 187 dự án, ổn định theo quý và tăng 10% theo năm. Trong quý 2 (Q2), một dự án Hạng C gia nhập thị trường với gần 2.800 m² tại khu vực nội thành, trong khi một dự án Hạng C khác cùng khu vực với 1.800 m² tạm đóng cửa để sửa chữa. Phân khúc Hạng A tăng 24% theo năm, theo sau là phân khúc Hạng B với 9%. Tuy nhiên, Hạng B vẫn duy trì nguồn cung lớn nhất với gần 940.000 m², tương đương với 47% tổng nguồn cung thị trường.
Giá thuê tăng, công suất giảm
Giá thuê gộp thị trường đạt 21 USD/m2 /tháng, ổn định theo quý nhưng tăng 6% theo năm, Hạng A đạt 33 USD/ m2 /tháng. Công suất thuê đạt 90%, tăng 1 điểm % theo quý nhưng giảm 4 điểm % theo năm nhờ nguồn cung cao cấp mới có sự cải thiện lớn về công suất trong 6 tháng đầu năm 2021. Hạng C duy trì công suất cho thuê lớn nhất đạt 95%. Trong 6 tháng đầu năm 2021, diện tích cho thuê thêm đạt 60.000 m2. Trong khi khách thuê nhỏ có xu hướng không dịch chuyển văn phòng, khách thuê lớn với chiến lược kinh doanh dài hạn hơn có thể sẽ lên kế hoạch mở rộng.
22 dự án ồ ạt gia nhập thị trường
Tới năm 2023, hơn 600.000 m² từ 22 dự án, hầu hết từ văn phòng Hạng B. Phía Tây sẽ cung cấp nguồn cung tương lai lớn nhất với 230.000 m². Các dự án đáng chú ý bao gồm, Techno Park Tower trong năm 2021, dự án 36 Cát Linh năm 2022, dự án Lotte Mall và 27-29 Lý Thái Tổ trong năm 2023.
Bất chấp dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Hà Nội giữ vững mức tăng trưởng GDP ở nửa đầu năm 2021 là 5,9% theo năm với mục tiêu GDP cả năm 2021 là 7,5%. Số lượng doanh nghiệp ICT của Việt Nam được kì vọng sẽ đạt 100.000 trong năm 2025, gần gấp đôi số lượng của năm 2020. Theo nghiên cứu của Savills, tới năm 2022, các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam sẽ có hoạt động cho thuê phát triển mạnh nhất nhờ tăng trưởng của kinh tế tốt cộng với sức mạnh từ các ngành công nhiệp và xu hướng làm việc linh hoạt.