Hỗn loạn thị trường phân bón: Loạn hội thảo tiếp thị, ND hoang mang

20/03/2018 09:02
(Dân Việt) Việc quản lý thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên vẫn đang “tiềm ẩn” nhiều bất ổn, trở ngại cần sớm tháo gỡ để bảo vệ nông dân và bảo đảm cho một nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đăk Nông,   mỗi năm nông dân trong tỉnh cần trên 400.000 tấn phân các loại, với tổng số tiền mua phân bón gần 5.000 tỷ đồng, gấp khoảng 2 – 3 lần so với các tỉnh thành khác.

Mỗi thôn mỗi hội thảo

Ông Trương Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho hay, tại địa phương này, mỗi năm các doanh nghiệp tổ chức hàng trăm hội thảo về phân bón và thuốc BVTV cho cây hồ tiêu. Tuy nhiên, việc hạn chế hoặc kiểm soát cấp phép tổ chức là không thể, thậm chí phạm luật vì doanh nghiệp đã xin đầy đủ thủ tục.

hon loan thi truong phan bon: loan hoi thao tiep thi, nd hoang mang hinh anh 1

Việc tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp cần được tăng cường từ cấp cơ sở (ảnh minh họa).  Ảnh: Nguyên Vỹ

"Nông dân cần phải sàng lọc, lựa chọn thông tin và cân nhắc khi mua sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm có quá nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi đi kèm, trong khi bản thân thương hiệu mới và chưa có uy tín trên thị trường”.

Ông Trương Thanh Tùng

Số liệu được ghi nhận trong nửa đầu năm 2017, tỉnh này đã cấp phép hơn 400 cuộc hội thảo, giới thiệu, tiếp thị phân bón tại các địa phương. Trong khi, toàn tỉnh có 71 xã, phường, thị trấn với hơn 770 thôn. Tính trung bình hàng năm, mỗi thôn đều có 1 cuộc hội thảo, giới thiệu, tiếp thị phân bón.

Tìm hiểu tình hình tại đây, phóng viên được nhiều nông dân trồng tiêu phản ánh, họ đang lâm cảnh "bội thực" thông tin. Doanh nghiệp cứ nói thao thao bất tuyệt, xong tặng một ít quà cáp, rồi khuyến dụ nông dân mua phân, thuốc. “Người dân gần như lạc vào mê hồn trận, không thể nhớ nổi bao nhiêu danh hiệu phân bón. Đây là điều cực kỳ tai hại mà cả nông dân, lẫn chi cục trồng trọt và BVTV đang gặp nhiều khó khăn” - ông Tùng kể.

Thêm vào đó, nhiều nông dân ở Đăk Nông vẫn duy trì thói quen canh tác theo kinh nghiệm, ít hoặc áp dụng sai quy trình kỹ thuật trồng. Ai thích loại phân, thuốc nào bón loại đó trong khi tiêu là cây mẫn cảm với dịch bệnh. Thực tế, nhiều vùng đất đang cằn cỗi đi nhanh chóng do nhà nông lạm dụng phân bón, thuốc BVTV. Từ đó, dẫn tới độ pH (chua) trong đất giảm, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh hại phát sinh.

Gia đình anh Nguyễn Tấn Hồng (huyện Đăk Song, Đăk Nông) có gần 2ha đất rẫy trồng hồ tiêu tiêu, và phê nhưng bình quân mỗi năm chỉ thu lời khoảng 50 triệu đồng. Theo anh kể, mỗi năm anh vẫn bón 3 đợt phân cho các loại cây trồng. Tuy nhiên lượng phân anh bón lại tùy theo điều kiện... kinh tế, chứ không theo quy trình kỹ thuật nào, có nhiều bón nhiều, có ít bón ít.

“Người dân cứ nghe theo lời các cửa hàng vật tư nông nghiệp, họ chỉ sao thì làm theo vậy. Việc hướng dẫn bị tam sao thất bản, dẫn đến sâu bệnh trị không hết mà còn tồn dư thuốc BVTV” - ông Tùng nói.

Biết nhưng làm ngơ?

hon loan thi truong phan bon: loan hoi thao tiep thi, nd hoang mang hinh anh 2    

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Bá Thịnh - nông dân trồng tiêu giỏi tỉnh Bình Phước kể, doanh nghiệp chỉ nói sản phẩm của họ tốt hoặc là số 1 chứ chẳng ai nhận mình là số 2. Nông dân cứ nghe 100 hội thảo, thì cũng nghe được rằng 100 sản phẩm tốt nhất. Cứ nghe xong thấy hay, mua về dùng, nên cây bị rối loạn.

“Như thế mới có câu chuyện, càng đi dự nhiều hội thảo về thuốc men, phân bón thì cây trồng càng… mau chết. Sự bội thực này có nguyên nhân từ gia tăng diện tích trồng tiêu mà tiêu thì mang nhiều bệnh tật nên người ta lại càng xúm vô quảng cáo. Vấn đề là cách thức và trách nhiệm quản lý của chính quyền” - ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng đặt câu hỏi: Tại địa phương cấp phép tổ chức hội thảo, trạm trồng trọt hoặc chi cục BVTV có cử người đại diện đi theo hay không? Có kiểm soát được doanh nghiệp quảng cáo gì không? Vì khi doanh nghiệp “nói trời nói bể”, nông dân cũng không đủ kiến thức để nhận biết hoặc phản biện.

Theo ông Hoàng Phước Bính - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu Chư Sê (Gia Lai), nhiều đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng vì hám lợi mà tiếp tay cho cho các doanh nghiệp làm ăn gian dối. Nói lực lượng chức năng, quản lý địa phương không biết là vô lý. Họ biết nhưng thực trạng vẫn tồn tại mới là vấn đề. Không chỉ nông dân, mà ngay các doanh nghiệp chân chính cũng bị ảnh hưởng.

Theo ông Bính, điều doanh nghiệp sợ nhất là các đại lý cấp 1 mua sắm dây chuyền để tự chế biến phân NPK. Các cửa hàng và đại lý thống nhất với nhau sản xuất, thay vì tỷ lệ là  16N–16P–8K thì chỉ còn 14N–14P–6K, việc giảm tỷ lệ như trên cốt để giảm giá và tăng doanh số bán ra cho đại lý. Đây chính là lỗ hổng vì khi bán ra, cửa hàng đâu có hóa đơn, chứng từ nào nên nông dân không thể chứng minh lúc gặp sự cố.

“Chính phủ đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, bỏ bớt các giấy phép con, nhưng riêng khâu quản lý kinh doanh phân, thuốc vẫn còn là lỗ hổng lớn khi hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể quá nhiều. Nhiều hộ kinh doanh cứ ghi chữ “đại lý vật tư nông nghiệp” rồi mua bán vô tội vạ, không cần kiểm kê sổ sách, giấy tờ, hóa đơn”- ông Bính phản ánh.

Từ đó, Chủ tịch Hiệp hội Tiêu Chư Sê kiến nghị, không thể duy trì cách đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp theo hộ gia đình như hiện nay. Việc mua bán thuốc, phân phải để doanh nghiệp thực hiện, phải có hóa đơn đầu vào đầu ra, mua bán cho ai đều phải có chứng cứ.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.769.636 VNĐ / tấn

18.93 UScents / lb

0.94 %

- 0.18

Cacao

COCOA

219.374.504 VNĐ / tấn

8,501.00 USD / mt

8.50 %

- 790.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.611.198 VNĐ / tấn

366.68 UScents / lb

5.09 %

- 19.65

Gạo

RICE

15.349 VNĐ / tấn

13.07 USD / CWT

0.02 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.266.265 VNĐ / tấn

977.25 UScents / bu

3.39 %

- 34.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.070.116 VNĐ / tấn

283.70 USD / ust

1.49 %

- 4.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
55 phút trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
13 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
14 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
20 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.