Hợp tác xã teo tóp vì Covid-19: “Cầu cứu” tiêu thụ, vay vốn (kỳ 2)

21/04/2020 06:10
(Dân Việt) Dịch Covid-19 kéo dài, cộng với dịch cúm gia cầm và nhu cầu tiêu thụ thấp... khiến các hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gia cầm ở Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An... lao đao vì khó bán sản phẩm. Do quá bế tắc, nhiều HTX đã phải "cầu cứu" khắp nơi.

hop tac xa teo top vi covid-19: “cau cuu” tieu thu, vay von (ky 2) hinh anh 1

Người chăn nuôi gà ở HTX Đông Xuyên (Thái Bình) đang chịu thua lỗ nặng vì dịch Covid-19. (Ảnh: Hải Đăng)

Người nuôi bế tắc

Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi của HTX Chăn nuôi tổng hợp xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đang lao đao vì đầu ra cho sản phẩm gặp khó.

“Giải cứu” phải đúng cách

Ông Phạm Trọng Minh - chủ trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô lớn ở Tứ Kỳ (Hải Dương) cho hay: Hiện nay, các điểm “giải cứu” nông sản từ thiện rất ít, do không có mặt bằng.

Một số nơi tham gia “giải cứu” nhưng vẫn theo hướng phải có lợi nhuận, nên ép giá khiến nông dân đã lỗ càng thêm lỗ.

Do đó, “giải cứu” nên theo hướng chính quyền thu xếp để các chợ, siêu thị hỗ trợ miễn phí mặt bằng và nông dân tự đưa sản phẩm lên bán, bỏ qua khâu mua bán trung gian, giúp họ thu hồi vốn.

Là một thành viên chăn nuôi gia cầm với quy mô khá lớn của HTX Đông Xuyên, hiện gia đình anh Trần Ngọc Trà nuôi trên 500 con gà ri lai và gần 1.000 con vịt biển. Phần lớn đàn vật nuôi đã đến ngày xuất bán nhưng không có thương lái tìm đến mua.

Để tiêu thụ được sản phẩm, vợ chồng anh Trà chỉ còn cách bán nhỏ lẻ tại chợ, đồng nghĩa với việc mất nhiều thời gian và phải gánh thêm 2,5 triệu đồng chi phí thức ăn chăn nuôi hàng ngày.

"Gà, vịt của gia đình tôi đều nuôi theo quy trình an toàn, sản phẩm có chất lượng rất tốt nhưng vẫn không có người mua, thực sự chúng tôi đang bế tắc" - anh Trà ngậm ngùi nói.

Sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, phần lớn các thành viên của HTX Đông Xuyên chuyển đổi sang nuôi gia cầm. Hiện HTX có trên 20.000 con gia cầm, trong số đó có một nửa đàn đã đến ngày xuất bán nhưng đầu ra gần như không có.

Nắm bắt được khó khăn này, lãnh đạo HTX Đông Xuyên đã tìm ra một số kịch bản để "giải cứu" sản phẩm cho các thành viên. Ông Ngô Văn Duẩn - Giám đốc HTX Chăn nuôi tổng hợp xã Đông Xuyên cho hay: Mới đây, HTX đã tổ chức 2 đợt giải cứu, song mỗi lần cố gắng lắm cũng chỉ được 1.000 con, số gà, vịt còn lại rất lớn.

“Tới đây, chúng tôi cũng đề nghị các ngành chức năng có hướng xem xét tìm đầu ra cho sản phẩm của HTX và nhiều hộ dân khác ở trên địa bàn. Bên cạnh việc hỗ trợ tiêu thụ gà vịt, bà con cũng đang mong được các cấp, ngân hàng hỗ trợ vốn để mọi người được tái sản xuất hiệu quả" - ông Duẩn khẳng định.

Nhiều HTX dừng hoạt động

Bắc Ninh hiện có 523 HTX nông nghiệp, trong đó có 310 HTX dịch vụ nông nghiệp và 213 HTX sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên từ Tết Nguyên đán đến nay, các HTX trên địa bàn cũng đang điêu đứng khó tiêu thụ sản phẩm.

Ông Đặng Đức Thính - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh cho biết, qua nắm bắt thực tế trước tác động của dịch Covid-19 thì các HTX hoạt động hết sức hạn chế, cầm chừng. Giá bán các sản phẩm là gà, vịt quá thấp, chỉ khoảng từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. "Đây là giá không mong muốn của các HTX, nhà nông vì không đảm bảo hoà vốn chứ chưa tính đến lãi" - ông Thính nói.

Theo ông Thính, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 20 HTX phải dừng hoạt động. Hầu hết các HTX nông nghiệp, nhất là các HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm đều hoạt động cầm chừng. Các HTX sản xuất, chế biến rau, củ quả thì hoạt động khá hơn” - ông Thính chia sẻ.

HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Bình ở thị trấn Đông Bình, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) từng là đơn vị chăn nuôi có hiệu quả nhưng đến nay cũng đang “ngắc ngoải” vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Chí Hải - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Bình cho hay: Do hầu hết các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, trường học... ngừng hoạt động nên đầu ra cho sản phẩm của HTX gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu hạn chế, giá cả xuống quá thấp, bán không đủ chi phí nên HTX đang phải gồng mình vượt khó.

Ông Hải cho biết, trước mắt, để cầm cự được, bên cạnh việc tìm tiêu thụ lẻ gia cầm, HTX đang phải chuyển hướng sang chăn nuôi cá lồng trên sông Đuống để duy trì sản xuất nhưng mọi thứ vẫn khó khăn. “Về lâu dài, các HTX dịch vụ nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và Liên minh HTX từ Trung ương tới địa phương về thời gian cho thuê đất, ưu đãi giá thuê đất và hỗ trợ vay vốn để đơn vị vượt qua khó khăn” - ông Hải kiến nghị.

Ngay từ cuối tháng 3/2020, giá gà xuất chuồng tại các trang trại chăn nuôi trên địa Nghệ An bắt đầu giảm mạnh. Tại một số địa phương tập trung nhiều trang trại gà như ở huyện Yên Thành, Diễn Châu…, giá gà cũng lao dốc một cách thê thảm, khiến người chăn nuôi lỗ nặng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đậu Ngọc Hòa – Giám đốc HTX Chăn nuôi gà VietGAP Diễn Trung (Diễn Châu) buồn rầu nói, từ đầu tháng 3 đến nay, giá gà tại trại còn 45.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg, đây là mức giảm kỷ lục nhất từ trước đến nay. “Hiện nay chúng tôi vẫn đang trông đợi vào sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền và người tiêu dùng. Nếu dịch Covid-19 còn tiếp tục kéo dài thì các HTX cũng sẽ lao đao và khó có thể tồn tại được” - ông Hòa bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Hải cho hay: “Do đang vào thời điểm giao mùa, nước về ít khiến cá hồi dễ bị bệnh. Vì thế nếu không bán được các lứa cá hồi này, chúng tôi sẽ bị thiệt hại rất lớn”.

Cùng chung số phận với các HTX chăn nuôi gia cầm, sản phẩm cá hồi sản xuất tại HTX Chăn nuôi cá nước lạnh Minh Đức của ông Nguyễn Văn Hải ở Sa Pa (Lào Cai) cũng đang ế ẩm thê thảm. Hàng ngày, ông Hải đang phải tích cực rao bán cá đặc sản qua mạng xã hội nhưng lượng hàng bán ra cũng rất hạn chế.

Theo ông Hải, thông thường vào các tháng đầu năm, bà con nuôi cá nước lạnh (trong đó chiếm 70% là hộ nuôi cá hồi) tại Sa Pa, Bát Xát... vào thời điểm thu hoạch cá sôi động, chủ yếu là phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mọi đầu mối tiêu thụ cá đều “đóng băng”, khiến bà con  nuôi cá ở đây rơi vào tình cảnh thê thảm chưa từng có.

Xem xét giãn nợ cho các HTX

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Hà Nội giảm khoảng 10%; các HTX thương mại - dịch vụ thậm chí giảm đến 20 - 50%. Trong khi đó, các quỹ tín dụng nhân dân của Thủ đô cũng chung cảnh ngộ với việc huy động, cho vay giảm khoảng 30% và đứng trước nguy cơ nợ xấu cao.

Chủ tịch Liên minh HTX TP.Hà Nội Lê Văn Thư cho biết, trước mắt để ứng phó với khó khăn, các HTX cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động xây dựng phương án đổi mới sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các HTX nên chú trọng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hoá để ổn định đầu ra về lâu dài.

“Để hỗ trợ các HTX, liên hiệp HTX, sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu, xem xét việc giãn nợ, hoãn các khoản nợ phải trả cho các HTX có vay vốn từ quỹ tín dụng nhân dân và các quỹ khác thuộc hệ thống liên minh HTX quản lý.

“Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan sẽ xem xét, hỗ trợ cho vay đối với các đơn vị có nhu cầu về vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian bị ngưng trệ do dịch Covid-19" - ông Thư khẳng định.

H.P

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
48 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
13 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

12.030.928 VNĐ / tấn

21.47 UScents / lb

0.42 %

+ 0.09

Cacao

COCOA

230.549.434 VNĐ / tấn

9,070.50 USD / mt

5.04 %

+ 435.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.520.093 VNĐ / tấn

302.52 UScents / lb

2.56 %

+ 7.55

Gạo

RICE

17.465 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.45 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.174.024 VNĐ / tấn

982.30 UScents / bu

0.47 %

+ 4.55

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.129.422 VNĐ / tấn

290.15 USD / ust

0.26 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
15 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
15 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
17 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
18 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.