Hợp tác xã teo tóp vì Covid-19: Liên kết tìm cách ứng biến (kỳ 3)

22/04/2020 14:00
(Dân Việt) Trước tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã chủ động liên kết để cùng mua chung, bán chung, giảm sản lượng sản xuất và định hướng lại đầu tư để vượt qua khó khăn.

Lao đao tìm đầu ra

Mặc dù chăn nuôi gà thả đồi theo tiêu chuẩn VietGAP, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể “Gà đồi Phú Bình” nhưng giữa “bão” dịch Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi của HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vẫn lao đao vì đầu ra của sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Giám đốc HTX Đông Thịnh cho biết: Với 10 hộ xã viên, bình quân mỗi năm HTX nuôi gối đàn 3 lứa gà, mỗi lứa duy trì 40.000 - 45.000 con, dịp cuối năm, tổng đàn có thể lên đến 60.000 con.  Tham gia HTX Đông Thịnh, các thành viên thống nhất nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP với quy định 3 chung: Chung giống - chung kỹ thuật - chung giá bán.

hop tac xa teo top vi covid-19: lien ket tim cach ung bien (ky 3) hinh anh 1

Hiện gia đình anh Đào Xuân Chuẩn phải chi từ 9 - 10 triệu đồng mỗi ngày mua thức ăn cho đàn cá. Ảnh: Thu Hà

Cụ thể, về giống, các thành viên HTX cùng chăn nuôi gà với 2 giống là gà ri và gà lai chọi. Điều đáng nói, HTX đã xây dựng một số hộ thành viên chuyên cung cấp con giống cho HTX. Theo ông Thịnh, trước khi có dịch Covid-19, các hộ thành viên đều được HTX bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định trong cả năm, bảo đảm trung bình nuôi 1.000 gà sẽ có lãi 15 - 20 triệu đồng/lứa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch, HTX đang đau đầu cách tiêu thụ sản phẩm.

“Trước khi có dịch Covid-19, HTX xuất bán gà ta thả đồi thương lái ở mức giá 80.000 - 90.000 đồng/kg; còn gà lai chọi, gà lai Hồ 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay, thương lái không còn tìm về mua, buộc các thành viên HTX phải xé đàn, bán lẻ” - ông Thịnh cho biết. 

Chi hội nghề nghiệp nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão hoạt động theo mô hình hoạt động 3 loại hình. Đó là: Chi hội Nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp trong một Chi hội nghề nghiệp bằng phương thức “5 tự” (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và “5 cùng” (cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ).

Dù giá giảm, nhưng không đáng sợ bằng việc thị trường bị đóng băng, không có thương lái nhập hàng. Ông Thịnh dẫn chứng: Bản thân ông Thịnh nuôi 2.500 con gà ta thả đồi đã đến thời điểm xuất bán. Ngày 25 tháng Chạp thương lái đã đến bắt 4 tạ gà, thấy gà ngon, thương lái cọc 3 triệu đồng để mua toàn bộ đàn gà với giá 87.000 đồng/kg và hẹn sau tết bắt hết.

“Tôi tính toán với giá gà 87.000 đồng, sau 6 tháng 2.500 con gà sẽ có lãi khoảng 150 - 170 triệu đồng. Thế nhưng, sau tết xuất hiện dịch Covid-19, thương lái hẹn lùi lịch bắt gà lại. Càng về sau dịch diễn biến càng phức tạp, việc tiêu thụ gặp khó khăn, thương lái kêu không có điểm đổ hàng do các cửa hàng ăn uống, trường học đều nghỉ nên họ bỏ cọc, không dám mua. Tôi chỉ còn cách xé đàn gà, bán nhỏ lẻ, bán rẻ đàn gà giá từ 87.000 đồng/kg xuống còn 65.000 đồng/kg, thậm chí là còn có 50.000 đồng/kg. Giá bán gà giảm đồng nghĩa với việc mất thời gian nuôi kéo dài thêm 2 tháng và phải gánh thêm chi phí thức ăn hàng ngày, cuối cùng tôi bị lỗ hơn 30 triệu đồng” - ông Thịnh chua xót nói.

Tương tự HTX Đông Thịnh, các thành viên nuôi cá lồng của HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Tùng ở xã Song Giang, huyện Gia Bình, Bắc Ninh như đang ngồi trên đống lửa khi cá đã đến ngày bán nhưng chưa thấy bóng dáng thương lái. Anh Đào Xuân Chuẩn - Giám đốc HTX cho biết: “Gia đình tôi nuôi 20 lồng cá diêu hồng, cá lăng. Hiện tại bình quân mỗi ngày tôi phải chi từ 9 - 10 triệu đồng mua thức ăn cho đàn cá. Ngoài tôi, trong HTX còn 18 thành viên khác đang đầu tư nuôi 200 lồng cá. Hầu hết các thành viên trong HTX đều vay mượn vốn để nuôi cá lồng”.

Biến nguy thành cơ

Giữa đại dịch, trong khi nhiều HTX nông nghiệp lao đao tìm đầu ra thì HTX chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão huyện Kim Động, Hưng Yên vẫn thu lãi tiền triệu mỗi ngày.

Anh Ngô Đức Thắng - Chi Hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp kiêm Giám đốc HTX nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão cho biết: Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão được Hội ND xã thành lập ngày 12/6/2017, với kỳ vọng sẽ phát triển thế mạnh nghề chăn nuôi vịt ở địa phương. 

Sau khi dịch bệnh ổn định và được kiểm soát, nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng lên, HTX Chăn nuôi lợn Sơn La tiếp tục thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; kiểm soát truy xuất nguồn gốc và xây dựng lại quy trình sản xuất để chuyển sang sản xuất các sản phẩm có tem, nhãn chất lượng”.
Ông Nguyễn Công Bắc

HTX có 40 thành viên tham gia với diện tích sản xuất 8ha, đàn vịt sinh sản là 150.000 con. Tham gia HTX các thành viên đã thống nhất đề ra các quy định để cùng thực hiện như: Tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi vịt an toàn sinh học; trợ giúp nhau mua vật tư sản xuất đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hỗ trợ nhau mở rộng quy mô sản xuất và chia sẻ rủi ro chăn nuôi...

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các thành viên cùng nhau góp vốn, mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thô (hạt ngô, khô dầu đậu, bột cá nhạt...) sau đó hợp đồng thuê nhà máy chế biến thành thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh cho các hội viên. Cách làm này đã giúp HTX giảm được 12 - 15% chi phí đầu tư thức ăn chăn nuôi vịt so với mua trực tiếp cám công nghiệp từ các công ty.

Nhờ liên kết chặt chẽ với nhau từ đầu vào cho đến đầu ra nên giữa đại dịch Covid-19, HTX chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão vẫn thu lãi tiền triệu mỗi ngày.

Anh Thắng phấn khởi cho biết: “Với quy mô đàn vịt bố mẹ 15.000 con, hiện tại mỗi ngày, HTX xuất bán 120.000 - 130.000 quả trứng vịt với giá 2.200 đồng/quả, HTX có thu nhập hơn từ 240-250 triệu đồng, trong đó lợi nhuận chiếm 30-40% thu nhập. Đặc biệt, thời điểm đầu tháng 4 khi bắt đầu thực hiện cách ly xã hội, nhu cầu thực phẩm tăng cao, trứng vịt của HTX càng được đẩy mạnh tiêu thụ”.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công, anh Thắng cho biết: “Trong nghề này, không chỉ phòng bệnh tốt, chủ động về con giống mà phải đoán được nhu cầu thị trường để quyết định thời điểm sản xuất phù hợp. Nếu như trong các năm 2018, 2019 HTX tập trung sản xuất con giống thì ngay từ đầu năm 2020 nhận thấy nhu cầu con giống bão hòa, HTX đã chủ động định hướng các thành viên nuôi vịt sinh sản đẻ trứng và bán trứng, không sản xuất con giống hay nuôi vịt thương phẩm”.

Tương tự HTX nuôi vịt Phạm Ngũ Lão, trong dịch Covid-19, HTX chăn nuôi lợn Sơn La của ông Nguyễn Công Bắc ở TP.Sơn La cũng đã “biến nguy thành cơ”. Ông Bắc cho biết: “Đối với mặt hàng thịt lợn, do nguồn cung khan hiếm, nhiều gia đình đã chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm nên đã đẩy giá mặt hàng này lên cao. Hiện HTX đang nuôi 5.000 lợn thương phẩm”.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

12.420.528 VNĐ / tấn

22.88 UScents / lb

3.72 %

+ 0.82

Cacao

COCOA

191.336.909 VNĐ / tấn

7,770.50 USD / mt

0.32 %

+ 24.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.205.013 VNĐ / tấn

1,017.40 UScents / bu

0.40 %

+ 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.803.756 VNĐ / tấn

324.35 USD / ust

0.86 %

+ 2.75

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.246.208 VNĐ / tấn

40.98 UScents / lb

0.12 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
11 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
15 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
15 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất