Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có nhiều đề xuất nhiều giải pháp trong tham thuận tại Hội thảo quốc gia về "Quản lý đất đai trên địa bàn TP.HCM- Thực trạng và giải pháp" để xây dựng góp ý về các vấn đề quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Theo đó, HoREA cho rằng giải pháp lớn nhất là đã và đang tiếp tục "thể chế hóa" Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã hoàn thành và ban hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đấu thầu 2023, Luật các tổ chức tín dụng 2024 và một số luật liên quan như "dự thảo Luật Đấu giá tài sản", "dự thảo Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn" và 02 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội.
Giải pháp thứ hai là Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang phối hợp đề nghị áp dụng sớm 6 tháng kể từ ngày 1/7/2024 đối với Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Giải pháp thứ hai là Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang phối hợp đề nghị áp dụng sớm 6 tháng kể từ ngày 1/7/2024 đối với Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Đồng thời, dự kiến xem xét 02 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội gồm "Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở" và "Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với đối tượng thí điểm là các dự án đầu tư công nhóm B, C".
Giải pháp tiếp theo, Hiệp hội đề nghị xem xét sửa đổi khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đang quy định chưa thật hợp lý. Hiệp hội đề nghị bổ sung thêm quy định "Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng với Nhà nước thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận để bên nhận chuyển nhượng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên chuyển nhượng chưa hoàn thành; trên cơ sởnghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, bên nhận chuyển nhượng đã ký quỹ tại Kho bạc nhà nước hoặc được ngân hàng bảo lãnh để bảo đảm hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính này và các tài liệu này được kèm theo hợp đồng chuyển nhượng".
Ngoài ra, HoREA cho rằng thêm giải pháp để khắc phục tâm lý "sợ sai, sợt rách nhiệm" trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực đất đai, bất động sản.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị các địa phương cần ban hành các quy định để cụ thể hóa Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị "về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" và Nghị định số 73/2023/NĐ-CP "quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".
Giải pháp nữa là yêu cầu phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên cơ sở ngành tài nguyên môi trường cùng chung tay xây dựng, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu vềđất đai trong cơ sở dữ liệu lớn quốc gia (Big data) trên nền tảng Đề án mã số định danh cá nhân (Đề án 06) vàxác thực định danh điện tử VNeID do Bộ Công an chủ trì và đề xuất mẫu mới về Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Bộ Tài nguyên Môi trường, mà Hiệp hội nhận thấy có thể bổ sung hình thức cấp Giấy chứng nhận "điện tử" và chỉ cấp Giấy chứng nhận "bằng giấy" cho người có nhu cầu, kết hợp với đề xuất thống nhất cách đánh số nhà trên toàn quốc của Bộ Xây dựng.
Giải pháp cuối cùng là trách nhiệm của doanh nghiệp bất động sản, không "vô can" trong quá trình chấp hành vàtuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật đất đai và những biến động của thị trường bất động sản trước đây và hiện tại.