HoREA kiến nghị chi 1.000 tỉ đồng cho vay mua nhà ở xã hội

29/01/2018 17:40
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ phân bổ 1.000 tỉ đồng cho Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV để sớm triển khai cho vay mua nhà ở xã hội.

Theo HoREA, sau gần 3 năm kể từ lúc Chính phủ có Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội, cho đến nay hầu như chưa có cá nhân hay doanh nghiệp nào được vay vốn từ chương trình này do ngân sách chưa bố trí được nguồn hỗ trợ lãi suất.

Ngân sách chưa bố trí được nguồn để hỗ trợ lãi suất nên chương trình cho vay phát triển nhà ở xã hội hầu như chưa triển khai được rộng rãi ngoại trừ tại Ngân hàng chính sách.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 117/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thực hiện chính sách, áp dụng trong năm 2018 là 5%/năm.

Đây là những khoản vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội gần như chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi tín dụng này trong gần 3 năm qua do ngân sách chưa bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ lãi suất.

Về vướng mắc này, HoREA cho rằng trong 21 chương trình mục tiêu được phân bổ vốn đầu tư phát triển quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020" đã không có "Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội".

Đến ngày 26/4/2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đồng ý bổ sung 2.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó dành một phần bổ sung để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Do đó, HoREA đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội vào Điều 7 Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 để Chính phủ có căn cứ pháp luật bố trí khoản chi ngân sách thực hiện chính sách nhà ở xã hội hàng năm.

Trước mắt, đối với khoản chi ngân sách trên, HoREA kiến nghị phân bổ khoảng 1.000 tỉ đồng cho 4 tổ chức tín dụng giàu kinh nghiệm là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV để sớm triển khai.

Về lâu dài, HoREA cho rằng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ năm 2018-2020 để cho vay các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội với lãi suất khoảng 5%/năm.

Chính sách tín dụng này cũng cần ưu đãi cho cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê để kéo giảm giá thành xây dựng, qua đó gián tiếp hỗ trợ các đối tượng chính sách đi thuê nhà ở xã hội.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
15 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
51 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
18 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.