Báo của Vietnam At A Glance tháng 5/2021 mới đây của HSBC nhận định, Việt Nam đã vượt qua đại dịch Covid-19 tương đối tốt. Cùng với Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam là một trong ba nền kinh tế châu Á hiếm hoi có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, là 2,9%. Nhờ các chỉ số được cải thiện mạnh mẽ, Việt Nam cũng ở một vị trí mạnh mẽ hơn nhiều để đề phòng các cú sốc so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Nợ của hộ gia đình vẫn có khả năng chịu tác động xấu, đặc biệt khi thị trường lao động gặp ảnh hưởng tiêu cực
Phân tích bảng cân đối kế toán của các ngân hàng quốc doanh (SOE) thuộc "Big 4", HSBC thấy rằng, Trong khi tăng trưởng nợ hộ gia đình ở mức độ vừa phải vào năm 2020, đòn bẩy tiêu dùng tăng cao vẫn là một mối lo ngại lớn, đặc biệt khi điểm yếu của thị trường lao động vẫn tiếp diễn. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp toàn phần giảm, phần lớn lực lượng lao động đang là lao động phi chính thức, với mạng lưới an sinh xã hội còn ít.
Cho vay hộ gia đình tăng đáng kể (từ 28% tổng cho vay "Big 4" trong năm 2013 lên 46% vào năm 2020), tức là nợ của hộ gia đình tăng nhanh từ 25% GDP lên 61% trong cùng kỳ. Tính theo lực lượng lao động, nợ tiêu dùng thậm chí đã tăng vọt từ 41% thu nhập năm 2013 lên hơn 100% năm 2020.
HSBC cho rằng, đòn bẩy tiêu dùng nâng cao có thể kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai, đặc biệt là khi thị trường lao động đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn so với các nước trong khu vực, nhưng thị trường lao động còn bị ảnh hưởng vẫn sẽ tác động đến sự phục hồi của nhu cầu trong nước.
Hơn nữa, một phần lớn trong thị trường lao động Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực phi chính thức, họ có thể không được bao quát trong thống kê việc làm chính thức. Đây là trường hợp đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất đồ nội thất, dịch vụ nhà hàng và giải trí, nơi người lao động được bảo trợ rất ít.
Và cấp bách hơn nữa, việc giải ngân các gói hỗ trợ, chẳng hạn như tiền mặt trợ cấp và hoãn thuế cho các doanh nghiệp hộ gia đình, cần phải được đẩy nhanh, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi nhanh chóng trong tiêu dùng của khu vực tư nhân.
Các chỉ số vẫn tốt, song cần xem xét nguy cơ làn sóng Covid-19 mới gây ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế trong nước
HSBC đánh giá cao kết quả hoạt động thương mại của Việt Nam. Xuất khẩu tăng với tốc độ ấn tượng 45% so với cùng kỳ trong tháng 4. Tất nhiên, một phần do xuất khẩu đã ở mức thấp nhất vào tháng 4 năm ngoái.
Sự bùng nổ của hàng điện tử (tăng 43% so với cùng kỳ) tiếp tục là động lực chính, xuất khẩu hàng dệt may và giày dép cũng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ (tăng 38% so với cùng kỳ) do nhu cầu cải thiện từ phương Tây, một phần do các chương trình hỗ trợ tài chính hào phóng cho hộ gia đình.
Kết quả PMI cũng khả quan khi đã tăng lên 54,7 vào tháng 4, mức cao nhất kể từ cuối năm 2018. Các nhà sản xuất được cho là đã tăng lượng hàng tồn kho của họ để chuẩn bị cho việc tăng sản lượng trong những tháng tới (IHS Markit cho biết trong báo cáo ngày 4/5/2021), phản ánh niềm tin ngày càng tăng của họ vào sản xuất trong tương lai.
Điều đó cho thấy rằng, rủi ro Covid-19 vẫn là mối quan tâm lớn nhất vì các ca bệnh đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt với sự xuất hiện của các cụm dịch mới ở địa phương. Để đề phòng, các nhà chức trách đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp hạn chế các cuộc tụ tập đông người, và đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu ở các thành phố lớn.
Tác động của dịch bệnh vẫn sẽ còn tiếp tục, nhưng sẽ phụ thuộc vào việc làn sóng Covid-19 mới này được kiểm soát nhanh như thế nào. Tuy nhiên, nó có thể đặt ra rủi ro khi quá trình phục hồi trong nước mới vừa bắt đầu, điều này đáng được xem xét kỹ hơn.
Lạm phát Việt Nam sẽ ở mức 3%
Lạm phát tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 4, phù hợp với kỳ vọng của HSBC nhưng thấp hơn một chút so với các dự báo trước đó. Lạm phát toàn phần giảm 0,04% so với tháng trước, với hầu hết các danh mục hàng hóa chính có giá tương đối ổn định hoặc giảm một chút, ngoại trừ chi phí vận tải tăng 0,9% so với tháng trước. Chi phí vận tải cũng tăng mạnh 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vì giá dầu từng sụt giảm mạnh vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, áp lực tăng giá đã được bù đắp bởi giá lương thực vừa phải.
Giá gạo và thịt lợn giảm do nguồn cung cải thiện. Nhìn chung, áp lực lạm phát vẫn còn đó và chúng tôi dự báo lạm phát sẽ tăng 3% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức trần lạm phát 4% của NHNN. Điều này sẽ tiếp tục cung cấp cho NHNN sự linh hoạt cần thiết để duy trì các chính sách tiền tệ.