HSBC cho rằng Việt Nam, Philippines và Thái Lan chưa siết chính sách tiền tệ cho đến năm 2023

07/08/2021 16:24
Theo HSBC, các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách tài khóa.

Ngân hàng HSBC mới đây công bố báo cáo "ASEAN Perspectives: Accessing the Damage" trong đó đưa ra nhiều nhận xét về tình hình dịch Covid-19 cũng như ảnh hưởng của tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực.

Theo HSBC, đã có lúc ngân hàng không lo ngại về các áp lực lạm phát tại khu vực Đông Nam Á. Các biện pháp hạn chế đã gây tổn hại nặng nề lên nhu cầu. Tuy nhiên quan trọng hơn, áp lực giá thực phẩm đã giảm đi khi giá gạo và giá dầu nấu ăn giảm.

Tại Thái Lan, Philippines, Singapore, việc giá dầu Brent tăng đang đẩy giá hàng hóa bán lẻ tăng. Tuy nhiên tại Indonesia và Malaysia, trợ cấp trực tiếp và gián tiếp đang đẩy giá cả hàng hóa tăng. Điều này sẽ đồng nghĩa lạm phát sẽ vẫn đi ngang cho đến khi quá trình mở cửa nền kinh tế được nối lại trong khoảng thời gian còn lại hoặc nửa đầu năm sau.

Áp lực lạm phát giảm, HSBC cho rằng ngân hàng trung ương các nước trong khu vực sẽ vẫn duy trì chính sách như ở hiện tại. Ngân hàng trung ương Malaysia vẫn còn dư địa chính sách nhằm có thể ứng phó với các áp lực tăng trưởng suy giảm.

Tuy nhiên HSBC tin rằng khả năng này sẽ khó xảy ra: chính phủ Malaysia đã phát đi thông điệp rằng sẽ không còn quá quan tâm đến việc số ca nhiễm mới Covid-19 tăng nhằm tập trung vào kế hoạch phục hồi kinh tế.

Triển vọng tiêm vắc xin Covid-19 tốt đã cho phép ngân hàng trung ương Malaysia duy trì dự báo lạc quan.

Tại Philippines, theo HSBC, nhiều người đã nói đến khả năng sẽ có những đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tuy nhiên chuyên gia HSBC tin điều này không cần thiết bởi xét đến việc hệ thống tài chính Philippines vốn đã ngập thanh khoản.

HSBC tin ngân hàng trung ương Singapore và Philippines sẽ bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách vào quý 2/2022, Malaysia cũng sẽ hành động nhưng không muộn hơn thời điểm đó.

HSBC dự báo khả năng bình thường hóa chính sách tiền tệ tại Việt Nam, Philippines và Thái Lan khó xảy ra cho đến năm 2023, gần hơn với lộ trình siết chặt chính sách của Fed.

Theo HSBC, các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ quan tâm nhiều hơn đến chính sách tài khóa. Tính từ đầu năm nay, thâm hụt ngân sách tại Malaysia, Thái Lan và Philippines được dự báo đã tăng chóng mặt. Áp lực thâm hụt ngân sách kết hợp với triển vọng tăng trưởng suy giảm đang tạo ra nhiều nỗi lo về xếp hạng tín nhiệm.

Dưới đây là một vài nhận định tổng quan của HSBC:

Chính sách: Chuyên gia HSBC cho rằng thật may mắn khi mà áp lực lạm phát tại Đông Nam Á đã giảm đi. Giá cả một số loại thực phẩm chủ chốt ví như gạo đã giảm chóng mặt giúp bù lại cho chi phí năng lượng gia tăng. Cùng lúc đó, lạm phát do yếu tố cầu đã hạ mạnh. Ngoài ra, HSBC cũng không tin rằng sẽ không còn những đợt hạ lãi suất cơ bản. Chính sách tài khóa hiện vẫn đang được coi như phòng tuyến phòng thủ cuối cùng, thế nhưng những nỗi lo về xếp hạng tín nhiệm vẫn tiếp tục lớn dần.

Hồi phục: Triển vọng hồi phục phụ thuộc vào các xu thế tiêm chủng vắc xin Covid-19 sắp tới, cấu trúc xuất khẩu và dư địa chính sách tài khóa. Singapore và Malaysia có triển vọng hồi phục tốt nhất, theo quan điểm của HSBC, trong khi đó Thái Lan và Philippines vẫn còn đương đầu với vô vàn thách thức. Khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 tăng lên và rủi ro Covid-19 giảm đi, sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ chuyển sang các cuộc bầu cử tại Malaysia và cuộc bầu cử Tổng thống tại Philippines.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
36 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
1 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
12 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
34 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.