HSBC: Nguy cơ với kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy cho ASEAN

11/02/2019 13:21
Những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm lại kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2019.

Là nước chủ tịch ASEAN năm 2019, với chủ đề chính thức "Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững", Thái Lan đã đặt ra một tinh thần tích cực chung cho khu vực, đề cao một số lĩnh vực cần tập trung phát triển.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: "Năm 2019 đã bắt đầu như một năm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn khi các thị trường đang dự báo Fed sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt, liệu UK có đạt được một thỏa thuận về Brexit hay không, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ bất ổn về các loại thuế thương mại, và giá dầu có tiếp tục biến động." 

"Trong bối cảnh những bất ổn này, ASEAN tiếp tục duy trì là một trong các khu vực cởi mở và lạc quan nhất trên thế giới và trong năm 2019 khu vực ASEAN có cơ hội tiếp tục phát huy thế mạnh này bằng việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tăng cường mở rộng tự do thương mại."

Một số lĩnh vực như bên dưới, theo ngân hàng HSBC, là các lĩnh vực cần tập trung trong năm 2019. 

Tăng cường dòng chảy thương mại nội khối để bù đắp thương mại toàn cầu đi xuống

Các nền kinh tế ASEAN có thể cải thiện phần nào tình hình thương mại đi xuống nếu sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc sang Đông Nam Á diễn ra. Việc tăng cường hỗ trợ các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ trong nội khối ASEAN diễn ra thuận lợi sẽ khiến cho xu hướng dịch chuyển này diễn ra sâu rộng hơn.  

Việt Nam với lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng trở thành thị trường có thể hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển thương mại đến từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo báo cáo từ Khối Nghiên cứu Kinh tế Tập đoàn HSBC quý I năm 2019, giả sử một nền kinh tế khu vực châu Á nắm bắt được 1% lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hay 1% lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, GDP của thị trường đó sẽ tăng đáng kể - và Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong các thị trường với tiềm năng tăng trưởng tăng tới 1,2%. Đây là lợi thế mà Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa dòng chảy thương mại trong nội khối ASEAN.

Một số bước tiến quan trọng đã được thực hiện:

- Việc triển khai cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ trong khối ASEAN cho phép các nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu của họ.

- Cơ chế một cửa ASEAN (ASEAN Single Window) được triển khai tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore vào đầu năm 2018 – cho phép số hóa các hồ sơ chứng từ thương mại trao đổi trong nội khối – đồng nghĩa với việc các dòng chảy hàng hóa giữa các thị trường sẽ giảm từ 5-10 ngày xuống còn một ngày.

Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đẩy nhanh hơn nữa dòng chảy hàng hóa và dịch vụ giữa các thị trường ASEAN, bao gồm việc triển khai cơ chế một cửa ASEAN đến tất cả các thị trường trong khối, chuẩn hóa chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hải quan giữa các nước Đông Nam Á và cho phép sự dịch chuyển thuận tiện hơn nữa của các chuyên gia giữa các thị trường trong khu vực.   

Thu hút hơn nữa đầu tư từ nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á đã làm dịu hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nguồn vốn cần được hướng nhiều hơn nữa vào các thị trường như Thái Lan, Indonesia hoặc Philippines nơi chuỗi cung ứng được kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai.

Đòn bẩy giúp thu hút đầu tư vào ASEAN rộng rãi hơn nữa rất rõ ràng: chi phí sản xuất hợp lý, tính ổn định của các thể chế, cải thiện công nghệ, hàng rào thuế quan cho các sản phẩm đầu vào giảm, và kỹ năng lao động đang dần nâng cao.

Đối với Việt Nam, với nền tảng vững chắc của một nền kinh tế ủng hộ tự do thương mại và tăng trưởng mạnh, Việt Nam tiếp tục duy trì là điểm đến đầu tư thu hút cho các doanh nghiệp quốc tế. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 đạt 35,46 tỉ đô la Mỹ, với tổng vốn giải ngân tăng 9,1% đạt 19,1 tỉ đô la Mỹ làm cho năm 2018 trở thành năm thứ sáu liên tiếp Việt Nam thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục.

Các hiệp định tự do thương mại sẽ là một trong những yếu tố giúp đẩy mạnh hơn nữa sức hút đầu tư từ Đông Nam Á:

- Thu hút thêm thành viên mới tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết.

- Thông qua các hiệp định mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và hiệp định tự do thương mại ASEAN và Liên minh châu Âu.

Đầu tư vào kinh tế kỹ thuật số

Cải thiện kết nối kỹ thuật số và đầu tư vào không gian kỹ thuật số của ASEAN nhằm hỗ trợ lượng người tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh trong khu vực có thể tạo nền tảng vững chắc cho tiềm năng tăng trưởng chuỗi cung ứng của ASEAN đồng thời tạo sức hấp dẫn thu hút các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư nước ngoài.

Kế hoạch tổng thể cho Kết nối ASEAN đến năm 2025 (ASEAN Connectivity 2025) cho thấy công nghệ mới và kinh tế mạng có thể đem lại tác động về lợi ích kinh tế gia tăng cho ASEAN vào khoảng 220-650 tỉ đô la Mỹ cho tới năm 2030.

Các thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN vào tháng 11; tuy nhiên, việc chuyển đổi hiệp định này thành những hành động cụ thể là hết sức quan trọng, bao gồm:

- Phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử tầm khu vực.

- Hỗ trợ sự dịch chuyển của các doanh nghiệp giữa các thị trường.

- Hợp tác trong vấn đề an ninh mạng nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng và các chính phủ.

Hướng đến một ASEAN bền vững

Dường như thách thức lớn nhất cho ASEAN sẽ đến từ các yếu tố tự nhiên hơn là từ những sự kiện do con người tạo ra do Đông Nam Á là một trong những khu vực nhạy cảm nhất với các vấn đề thiên tai trên thế giới. Điều này sẽ còn tồi tệ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trong những năm gần đây. Ngoài yếu tố về thiên nhiên, quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc đến năm 2030 trong khu vực Đông Nam Á có khoảng hơn 100 triệu người sẽ chuyển đến thành thị, tạo ra nhiều áp lực lên các nguồn lực như thực phẩm, sức khỏe, và cơ sở hạ tầng...

Các lĩnh vực cần tập trung để hướng đến một ASEAN bền vững hơn bao gồm:

- Phát triển các chuẩn mực và cơ chế ưu đãi ở tầm khu vực (như hỗ trợ chi phí tư vấn dịch vụ ngân hàng và tư vấn luật để thúc đẩy các khoản vay hay trái phiếu xanh) giúp tăng tính hiệu quả về chi phí và từ đó tăng sức hút của các công cụ tài chính này đối với doanh nghiệp.

- Khởi động chuyển đổi Mạng lưới Thành phố Thông minh (ASEAN Smart Cities Network) – được giới thiệu vào tháng 4 năm 2018 – từ khái niệm thành các dự án cụ thể tại 26 thành phố thí điểm.

- Làm việc với Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản – các quốc gia đã nhắm đến Đông Nam Á cho các chương trình phát triển bền vững tương ứng của họ - nhằm thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng minh bạch với sự tham gia của các ngân hàng, từ đó tạo ra nhu cầu thương mại và dẫn tới các khoản vay hiệu quả.

Ông Hải cho biết:"Rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách ASEAN có rất nhiều ưu tiên cần thực hiện trong năm nay và việc tiếp tục hội nhập khu vực là yếu tố trọng yếu nhằm ứng phó lại các thách thức mang tính toàn cầu trong năm 2019. Các doanh nghiệp đang trông chờ những hành động phát triển cụ thể nhằm giúp dòng chảy thương mại nội khối diễn ra dễ dàng hơn, khuyến khích đầu tư quốc tế và tạo một tương lai vững bền. Do vậy, việc đạt được nhiều cải cách, hội nhập, và mở cửa trong năm 2019 sẽ giúp khu vực hiện thực hóa dòng chảy thương mại và tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro từ những biến động trên toàn cầu đang nhiều khả năng diễn ra trong những năm tới.

Việt Nam đã đạt được những lợi thế đáng ghi nhận từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính Phủ. Chúng ta cần tiếp tục phát huy lợi thế này để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa."

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
21 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
18 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
54 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.