HTX xoay xở vượt khó (Bài cuối): Không đợi hết mưa mới ra đồng

25/04/2020 13:56
(Dân Việt) “Không đợi hết mưa… mới ra đồng và hơn lúc nào hết, hợp tác xã (HTX), nông dân cùng hành động vượt khó, sáng tạo để phát triển”- đó là khẳng định của ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT).

Khó khăn chồng khó khăn

Gần 20 năm qua, nông dân, nông nghiệp Việt Nam chưa khi nào có khó khăn lớn như hiện nay. Với các HTX, khó khăn ấy là gì, lĩnh vực nào chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19, thưa Cục trưởng?

- 13 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành nông nghiệp nước nhà chưa có khi nào khó khăn lại chồng lên khó khăn như hiện tại. 3 tháng đầu năm, đã có 2 trận mưa đá lớn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, làm cho hàng trăm ha ngô, hoa màu bị gãy đổ, hơn 600.000 tấn cam quả bị rụng thối.

Khu vực Nam Bộ bị hạn hán nặng, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nước biển xâm mặn vào nội đồng tới 130km, mức chưa từng có trong lịch sử. Hậu quả, hàng ngàn ha lúa và cây ăn trái không cho thu hoạch.

htx xoay xo vuot kho (bai cuoi): khong doi het mua moi ra dong hinh anh 1

Nỗ lực vượt khó, đến nay, HTX thủy sản Xuyên Việt (Gia Lộc, Hải Dương) dần tự chủ được các loại cá giống.  Ảnh: Anh Thơ

Điều chúng tôi mong đợi là cần nâng cao chất lượng hoạt động mô hình  HTX – doanh nghiệp – Hội Nông dân trong liên kết dọc (theo đường đi của sản phẩm) ngay từ khâu cung ứng vật tư đầu vào sản xuất đến thành phẩm và bán hàng.

Cán bộ Hội Nông dân cần riết ráo trong giám sát thực hiện, đảm bảo sự minh bạch về tài chính và hài hòa lợi ích của các bên tham gia – là điều kiện cho tồn tại, phát triển bền vững và liên kết “4 nhà”.

Ông Lê Đức Thịnh

Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi vẫn thường trực, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở một số tỉnh. Nghiêm trọng hơn, dịch Covid - 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và giao thông, vận chuyển hàng hóa toàn cầu. Kinh tế nông nghiệp nước ta có “độ mở” rộng, nên bị ảnh hưởng toàn diện từ cung ứng vật tư, sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Thị trường đã thành “điểm nóng” thương mại dịch vụ trong nước và xuất khẩu nông sản. Nhìn tổng quan, nông dân, nông nghiệp đều suy giảm nguồn thu. Hoạt động của tổ hợp tác, HTX và các thành viên gặp khó.

Lĩnh vực và nhóm ngành hàng chịu tác động mạnh nhất bởi dịch Covid-19 là HTX sản xuất, chế biến rau, hoa, củ quả, thủy sản, gỗ… xuất khẩu và HTX sử dụng nhiều lao động. Ví dụ, HTX rau Yên Mỹ (Hưng Yên) trước đây,  bán được 4 tấn rau/ngày cho các bếp ăn khu công nghiệp. Nay lượng bán ra chỉ được 2 tấn, giảm tới 50%, số còn lại phải đem bán tại các chợ dân sinh. Do vậy, chí phí vận chuyển tăng, hao hụt tăng, trong khi giá bán giảm.

Ở Đà Lạt (Lâm Đồng), phần lớn các HTX trồng hoa xuất khẩu đều bị tạm hoãn các hợp đồng.

HTX chăn nuôi gà Long Thành Phát (Đồng Nai), khi chưa có dịch Covid - 19, xuất khẩu 300.000 con gà/ngày sang Nhật Bản, nay cũng phải dừng lại. HTX đem gà ra bán thì  bị “đóng băng” trong thị trường nội địa. Gà đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng khi bán giá lại thấp hơn gà nuôi ở gia trại và hộ gia đình. Để giảm rủi ro, HTX phải mở rộng kho cấp đông, chờ cơ hội sẽ bán ra thị trường.

- Hiện còn hàng trăm HTX thu mua, chế biến cà phê, hạt điều, cao su, mây tre đan… xuất khẩu còn hàng chục ngàn tấn nguyên liệu, sản phẩm lưu kho chưa bán được. Trong khi HTX vẫn phải chi tiền bảo vệ, bảo quản, đảo hàng, phơi sấy, tăng mức chi vận chuyển và tìm kiếm thị trường…

Điều mà giám đốc các HTX rất lo ngại là chất lượng nông sản, hàng hóa xuống cấp, không bán được, sẽ gây ra hậu quả “kép”: Vừa thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, vừa làm gián đoạn thị trường, vừa không có cơ hội đón nhận hợp đồng mới từ khách hàng. HTX bị nhẹ thì mất hàng năm mới có thể gượng dậy, HTX phải vay vốn ngân hàng thì đang chịu áp lực lớn trả nợ, hoặc lâm cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản.

Nỗ lực vượt khó

Còn rất nhiều khó khăn trong đại dịch Covid - 19 nhưng cũng có nhiều HTX sáng tạo, chủ động vượt khó để thích ứng. Ông đánh giá như thế nào về những đơn vị này?

- Nỗ lực vượt khó, sáng tạo để phát triển là “bài học thành công” của HTX trong nhiều năm qua. Hiện tại trong dịch Covid - 19, có rất nhiều HTX vượt khó, sáng tạo để tháo gỡ khó khăn và phát triển. Điển hình là HTX  rau an toàn Sóc Sơn (Hà Nội) đã ngừng hẳn lượng bán 10 tấn rau trong một ngày vì công nhân khu công nghiệp tạm nghỉ việc. “Trong khó ló cái khôn” -  HTX và Hội Nông dân xã đã liên kết với 2 HTX trong huyện, xin phép chính quyền cho mở chợ, bán 2 giờ trong ngày. Số rau bán không hết, HTX đem ủng hộ khu cách ly, cơ sở dưỡng lão, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, khuyết tật.

HTX thủy sản Xuyên Việt (Hải Dương) trước dịch bán ra 15 tấn cá/ngày, nhưng nay cũng chỉ bán được 6 - 7 tấn/ngày mặc dù đã giảm giá. Để duy trì sản xuất, giữ thị trường - Ban Giám đốc HTX và Hội Nông dân đã cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn các thành viên kỹ thuật nuôi cá, kiến thức và cách bán hàng online, đồng thời tìm mối liên kết với trung tâm giống, chuyên gia lai tạo giống… tiến tới tự chủ, không bị phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài.

Được sự phối hợp của Hội Nông dân, Sở NNPTNT tỉnh Sơn La đã tổ chức điều tra, thống kê diện tích, sản lượng, thời gian thu hoạch từng loại cây, quả và hướng dẫn các nhà vườn, chủ trang trại, nông dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cách điều chỉnh bằng kỹ thuật… để kéo dài thời gian thu hoạch, để đảm bảo cho xuất khẩu và hạn chế thấp nhất sự ế thừa, mất giá trước khi vào mùa thu hoạch.

Không đợi hết mưa… mới ra đồng

Hiện, dịch Covid-19 ở Việt Nam có xu hướng tạm lắng, đây là tín hiệu đáng mừng để nông dân, HTX đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản để bù đắp những thiệt hại đã qua. Ông có lưu ý gì với các HTX trong thời điểm này?

- Dự báo, thị trường Trung Quốc trong quý II có thể tăng lượng nhập khẩu. Đây là thời cơ tốt cho nông dân, HTX đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản, bù đắp thiệt hại đã qua. Không đợi hết mưa mới ra đồng - hơn lúc nào hết, HTX, nông dân cần có hành động thích ứng với năng lực, điều kiện gấp gáp về sản xuất, để chủ động nguồn nông sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Với nông sản xuất khẩu, trước hết, cần lựa chọn đúng sản phẩm bán buôn vào thị trường có phân khúc tầm trung là chợ dân sinh, trung tâm thương mại vùng nông thôn Trung Quốc. Thứ đến là giữ “Tín” - không nên đưa hàng tồn kho đã sa sút chất lượng, trộn lẫn với hàng mới. Hàng hóa dứt khoát phải đúng, đủ tiêu chuẩn theo hợp đồng, minh bạch về truy xuất nguồn gốc. Nếu trật một trong các điều kiện, hàng sẽ không được thông quan và dễ mất cơ hội đón đơn hàng mới, gây tổn thất chung cho kinh doanh nông nghiệp dài kỳ.

Hai là, tập trung cho 9 loại trái cây và nông sản đã được ký kết sắp vào mùa thu hoạch như: Nhãn, vải thiều, thanh long, chôm chôm, xoài, sầu riêng, dưa hấu...; các sản phẩm chế biến như thủy sản, cao su, cà phê, điều… khi có cơ hội, cần thực hiện ngay. Muốn vậy, Hội Nông dân cần phối hợp với Sở Công Thương, Sở NNPTNT cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu, thông tin kịp thời tới HTX, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu nông sản.

Đối với các HTX sản xuất lúa gạo, các thị trường nước ngoài đang có nhu cầu cao nhập khẩu gạo Việt Nam. Do vậy, cần đầu tư, giữ nhịp sản xuất vụ hè thu, chuẩn bị tốt cơ sở sấy lúa trước mùa mưa bão, sẵn sàng “tăng tốc” khi tăng lượng xuất khẩu được Thủ tướng quyết định.

Ba là, dịch Covid đang làm cho người tiêu dùng hướng tới thực phẩm an toàn- HTX nào đáp ứng được nhu cầu,vượt qua được khó khăn này, chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn.

Xin cảm ơn Cục trưởng!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
47 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
34 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
59 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
51 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

12.030.928 VNĐ / tấn

21.47 UScents / lb

0.42 %

+ 0.09

Cacao

COCOA

230.549.434 VNĐ / tấn

9,070.50 USD / mt

5.04 %

+ 435.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.520.093 VNĐ / tấn

302.52 UScents / lb

2.56 %

+ 7.55

Gạo

RICE

17.465 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.45 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.178.974 VNĐ / tấn

982.83 UScents / bu

0.52 %

+ 5.08

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.143.431 VNĐ / tấn

290.65 USD / ust

0.43 %

+ 1.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
15 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
16 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
17 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
19 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.