Hứa hẹn rằng thuế quan sẽ mang lại lợi thế cho Mỹ, nhưng có điều gì ông Trump vẫn chưa hiểu về Trung Quốc?

24/08/2019 11:00
Ông Trump thích quan điểm rằng mâu thuẫn Mỹ - Trung là một trò chơi có tổng bằng 0 - khi Trung Quốc thua và Mỹ chiến thắng. Trong một nền kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay, thì kết quả của trò chơi này rất có thể là cả hai quốc gia sẽ cùng nhau đi xuống.

Khi Tổng thống Donald Trump đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc lên một nấc thang mới, chính quyền ông rất quả quyết rằng Trung Quốc đang phải gánh chịu tác động nặng nề của thuế quan. Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro phát biểu trên CNN: "Thuế quan không gây tổn hại cho bất kỳ ai ở nước Mỹ, mà chính là Trung Quốc."

Ông Trump và những người ủng hộ ông thường lấy lý do này để "bao biện" cho thuế quan hiện tại áp lên 250 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo họ, thuế quan sẽ gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc và buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhượng bộ về những điều khoản như: tiếp cận thị trường, bảo vệ chặt chẽ hơn đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Gần đây, khi Trung Quốc tuyên bố tốc độ tăng trưởng hàng quý đã giảm tốc, từ 6,4% xuống còn 6,2%, ông Trump chia sẻ trên Twitter rằng tình trạng này là hậu quả trực tiếp từ thuế quan của ông và Trung Quốc sẽ phải thực hiện thoả thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump dường như đặc biệt thích thú với bằng chứng cho thấy chính sách của ông đang khiến kinh tế Bắc Kinh phải "chịu khổ". Theo một phân tích gần đây của Foreign Affairs, "rõ ràng rằng chính quyền ông Trump đang cố cắt đứt, không phải hàn gắn mối quan hệ này."

Chính sách này đang được thực hiện dựa trên niềm tin rằng Trung Quốc có thể lùi bước và thậm chí là sụp đổ mà không hợp tác với Mỹ, theo đó phần còn lại của thế giới cũng không tránh khỏi tổn thất. Điều này lại không hề hợp lý. Để nghĩ về việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ thì chúng ta phải tưởng tượng đó là một bộ phim viễn tưởng của những năm 1950. Ông Trump thích quan điểm rằng mâu thuẫn Mỹ - Trung là một trò chơi có tổng bằng 0 - khi Trung Quốc thua và Mỹ chiến thắng. Trong một nền kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay, thì kết quả của trò chơi này rất có thể là cả hai quốc gia sẽ cùng nhau đi xuống.

Trong 2 thập kỷ qua, Mỹ và Trung Quốc đã phát triển mối liên kết thương mại có trị giá hơn 700 tỷ USD. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với GDP trong khu vực đạt 15 nghìn tỷ USD và sẽ vươn lên số 1 nếu con số GDP đó hoàn toàn hợp lý với sức mua. Nền kinh tế Trung Quốc cũng chìm trong "ma trận" của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có số lượng lớn các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của Mỹ. 

Hứa hẹn rằng thuế quan sẽ mang lại lợi thế cho Mỹ, nhưng có điều gì ông Trump vẫn chưa hiểu về Trung Quốc? - Ảnh 1.

Bởi vậy, quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng nền kinh tế "bị cảm" mà các quốc gia khác không "hắt hơi" khá vô lý. Trung Quốc kết nối với nền kinh tế nội địa Mỹ như thế nào là điều quá rõ ràng. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, chủ yếu là nông nghiệp, đã giảm mạnh khi Bắc Kinh đáp trả đòn thuế quan của Mỹ. Về phần mình, chính phủ Mỹ đã phải chi 28 tỷ USD để hỗ trợ cho nông dân gặp khó khăn, con số này còn lớn hơn cả những gì Bộ Tài chính thu về từ thuế quan (đương nhiên cũng là các công ty Mỹ trả). Dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Mỹ cũng sụt giảm rất mạnh, từ 40 tỷ USD vào năm 2016, xuống chỉ còn dưới 10 tỷ USD vào năm nay. Hơn nữa, những thương vụ bất động sản mà Mỹ đã ký hợp đồng với Trung Quốc, du học sinh và khách du lịch từ Trung Quốc đang chi tiêu ít hơn khi đến Mỹ.

Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến chúng ta kể cả chỉ là rất nhỏ, nếu nền kinh tế Trung Quốc mất đà. Một nền kinh tế chùng xuống không chỉ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu của Mỹ và những bên vốn dựa vào đầu tư của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực châu Á. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị tác động mạnh bởi họ phụ thuộc vào việc bán sản phẩm cao cấp cho Trung Quốc. Điều tương tự sẽ xảy ra với Đức ở EU. Hơn nữa, một nước Đức đang gặp khó khăn cũng gây áp lực lên toàn bộ châu Âu. Kết quả là, cuộc suy thoái toàn cầu sẽ xảy đến, Mỹ cũng không thể thoát khỏi.

Một số bất trắc mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm nay không phải là do chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ có những khó khăn đến từ trong nước, từ tình trạng nợ tăng vọt, giá bất động sản tăng quá cao cho tới việc chính quyền Bắc Kinh không sẵn sàng để cải tổ và giải quyết những vấn đề của các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước. Chính quyền ông Tập coi tham nhũng là điều gây cản trở cho hoạt động kinh tế, họ cũng thắt chặt kiểm soát và coi đó là điều kìm hãm sự đổi mới và ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh. Hơn nữa, các khoản đầu tư lớn vào châu Á và châu Phi hiện tại vẫn chưa đem lại kết quả đặc biệt khả quan.

Tuy nhiên, thuế quan và sự nản lòng của các công ty nước ngoài khi đầu tư và mở rộng phát triển tại Trung Quốc chắc chắn là một yếu tố gây thêm áp lực. Thuế quan là một chính sách được đưa ra đi kèm sự bực bội của Mỹ, mà họ không nhận ra rằng thời kỳ "đơn cực" của họ đã qua từ lâu. Họ mang theo một vết thương mà Trung Quốc gây ra, nhưng cũng đang tung đòn đáp trả.

Hứa hẹn rằng thuế quan sẽ mang lại lợi thế cho Mỹ, nhưng có điều gì ông Trump vẫn chưa hiểu về Trung Quốc? - Ảnh 2.

Hiện tại, đã có những dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang dần suy yếu. Có thể diễn biến của nền kinh tế đang đi theo hướng tiêu cực cho dù chính quyền ông Trump có làm gì, nhưng thuế quan không hề có tác dụng. Không chỉ có sự lo ngại về mội cuộc đại suy thoái, mà sự bất ổn còn đang làm mất đi niềm tin kinh doanh - vốn là "cơn gió ngược" lớn trong 3 năm qua. Nhà Trắng có thể đã tự thuyết phục rằng họ có thể làm những gì họ muốn với Trung Quốc mà không phải chịu ảnh hưởng, nhưng những con số của nền kinh tế đã cho thấy điều ngược lại.

Nhiều dấu hiệu cho thấy người Mỹ hiểu về các loại chi phí hơn Nhà Trắng. Theo một cuộc thăm dò vừa được công bố, 40% những người ủng hộ quan điểm thương mại tự do, con số đã tăng mạnh kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ, trong khi chỉ có 27% mang quan điểm ngược lại. Trong khi ông Trump và đồng minh cho rằng Trung Quốc lợi dụng Mỹ về nhiều năm có những thoả thuận tồi, rất nhiều người nhận ra rằng bất kể họ mang nhược điểm gì thì mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung cũng mang lại lợi ích to lớn cho cả xã hội và giờ đây nó đang bị tan vỡ. Bởi vậy, cả 2 nền kinh tế sẽ phải chịu tổn hại.

Điều chúng ta thấy ở đây là rất rõ: Thật dễ dàng để nói rằng thời đại toàn cầu hoá đã kết thúc, nhưng lại khó khăn hơn để kết thúc nó. Một hệ thống đã gắn kết với nhau một cách cẩn thận và tốn kém trong 20 năm sẽ rất dễ gây ra gánh nặng, chứ không dễ bị đập tan mà không mang đến sự tổn thất. Chính quyền ông Trump đã tuyên bố rằng họ có thể ép buộc Trung Quốc và cắt đứt mối quan hệ đó mà Mỹ chỉ phải chịu hậu quả tối thiểu. Bởi cuộc chiến thương mại đã diễn ra trong hơn 1 năm, với khoảng hơn 10 tỷ USD thuế quan được áp dụng, thì tuyên bố trên không còn là điều thực tế. Kịch bản này ngày càng khó có thể duy trì, còn những con số thì ngày càng khó để phủ nhận.

Thật dễ dàng để đứng ở vị trí cao và cứng rắn thảo luận, nhưng tình hình ở Trung Quốc ngày càng căng thẳng thì Mỹ cũng không thể tránh khỏi. Dẫu vậy, suy nghĩ đầy mong muốn của Nhà Trắng là Mỹ và Trung Quốc vẫn giữ được sự thân mật. Sự thay đổi về hệ thống có thể sẽ diễn ra, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và gây ra nhiều tổn thất, sự gián đoạn hơn so với những gì Nhà Trắng hứa hẹn.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
34 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
47 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
50 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.