Huawei đã chuẩn bị "kế hoạch B" cho viễn cảnh bị chính phủ Mỹ và Google "cấm cửa" nhưng liệu có thể thay đổi cục diện?

21/05/2019 20:21
Huawei được cho là đã phát triển 1 hệ điều hành di động của riêng mình nhưng vẫn còn nhiều rảo cản đòi hỏi công ty này phải nhanh chóng tìm phương án giải quyết.

Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei. Cùng với đó, Google cũng chính thức ngừng cấp phép Android cho hãng điện thoại này.

Mặc dù đây không phải là lệnh cấm hoàn toàn đối với các thiết bị Huawei nhưng việc bị đưa vào danh sách đen sẽ khiến điện thoại Huawei không thể cập nhật Android đồng thời ảnh hưởng đến các thiết bị khác của hãng trong tương lai.

Huawei đã chuẩn bị kế hoạch B cho viễn cảnh bị chính phủ Mỹ và Google cấm cửa nhưng liệu có thể thay đổi cục diện? - Ảnh 1.

Hệ điều hành Android không chỉ là nền tảng chức năng của nhiều thiết bị thông minh mà còn có cửa hàng Google Play, nơi cung cấp tất cả các ứng dụng phổ biến của Google như Gmail, YouTube và Google Maps cũng như một danh sách ứng dụng phổ biến ngày càng tăng của bên thứ ba. Bởi vậy, động thái này khiến người dùng Huawei không khỏi xôn xao, lo lắng.

Tuy nhiên, Huawei dường như cũng đã chuẩn bị một "kế hoạch B" cho một tương lai không có Android khi được cho là đang phát triển hệ điều hành di động của riêng mình.

Trích dẫn từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Global Times cho biết Huawei đang phát triển một hệ điều hành "cây nhà lá vườn" của riêng mình mang tên "HongMeng OS" từ 7 năm trước. Đây được ví như "kế hoạch B" để đối phó với viễn cảnh bị Mỹ và Google "cấm vận" mà Richard Yu, người đứng đầu Tập đoàn kinh doanh tiêu dùng của Huawei, đã đề cập trong cuộc phỏng vấn với trang tin Die Welt của Đức vào tháng 3 năm 2019.

Dù Huawei có xây dựng hệ điều hành của riêng mình hay không, công ty vẫn có một rào cản rất lớn phía trước.

Tiến sĩ Wang Chenglu, chủ tịch Kỹ thuật phần mềm kinh doanh tiêu dùng của Huawei từng chia sẻ với truyền thông Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018 rằng trong khi bản thân việc phát triển một hệ điều hành không khó, thì hệ sinh thái cùng các ứng dụng hỗ trợ mới là rào cản lớn nhất để Huawei xây dựng và kích hoạt một nền tảng riêng.

Các nền tảng di động nhất thiết phải cần đến một hệ sinh thái lành mạnh, đặc biệt là khi nói đến ứng dụng. Thiếu sự hỗ trợ từ ứng dụng có thể coi là điềm báo trước sự thất bại của bất kỳ hãng công nghệ nào muốn bước chân vào thị trường nền tảng di động. Đây cũng luôn là vấn đề lớn nhất đối với nền tảng di động Windows của Microsoft.

Huawei đã chuẩn bị kế hoạch B cho viễn cảnh bị chính phủ Mỹ và Google cấm cửa nhưng liệu có thể thay đổi cục diện? - Ảnh 2.

Samsung đã từng thử sức mình vào năm 2015 khi cung cấp các điện thoại chạy trên hệ điều hành riêng của công ty có tên Tizen nhưng kết cục cũng không khác Microsoft là mấy. Tizen đã không thể trở nên phổ thông và bị đánh giá như "một bản sao rỗng của Android". Đó cũng chính xác là những gì mà hệ điều hành của Huawei phải đối mặt.

Hệ điều hành của Huawei có thể làm tốt ở Trung Quốc nhưng lệnh cấm Android của Google sẽ khiến điện thoại này kém hấp dẫn ở những nơi khác.

Người dùng điện thoại thông minh ở Trung Quốc có thể quen với việc sử dụng các điện thoại Android mà không đi kèm Cửa hàng Google Play bởi từ trước đó, nhiều ứng dụng và sản phẩm của Google đã bị cấm ở quốc gia này.

Tuy nhiên, ở nơi khác, khi mà việc truy cập vào Google Play và các ứng dụng phổ biến của bên thứ ba đã trở nên phổ biến thì người tiêu dùng khó có thể chấp nhận viễn cảnh điện thoại thông minh Huawei không có quyền truy cập vào ứng dụng họ muốn.

Bởi vậy, thiếu sự hỗ trợ của Google có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh toàn cầu của Huawei, đặc biệt là khi hãng này đang là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn hàng đầu trên thế giới.

Các báo cáo cho thấy điện thoại Huawei vẫn có thể chạy trên phiên bản Android cơ bản với giao diện EMUI của riêng mình, nhưng điều đó sẽ không giúp công ty này thay đổi cục diện.

Công ty có thể sẽ áp dụng phiên bản Android nguồn mở và đơn giản. Giao diện riêng của Huawei chạy trên Android được gọi là EMUI, có khả năng khiến lệnh cấm của Google không còn tác động nhiều đến người dùng. Huawei vẫn có thể được sử dụng như bình thường, ít nhất là đối với người tiêu dùng Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ Google cho các tính năng mới, gồm các bản cập nhật cũng những phiên bản Android trong tương lai, Huawei sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để mang các tính năng cao cấp cho điện thoại thông minh của mình.

Tương lai với chiếc điện thoại thông minh màn hình gập của Huawei cũng trở nên mù mờ. Một trong những sản phẩm mới của Huawei được mong chờ nhất đó là chiếc điện thoại thông minh màn hình gập Mate X, đối thủ tiềm năng của Galaxy Fold (Samsung). Tuy nhiên, việc mất đi sự hỗ trợ từ Google sẽ khiến cho quá trình phát triển và ra mắt sản Mate X trở nên mù mờ hơn bao giờ hết.

Huawei đã chuẩn bị kế hoạch B cho viễn cảnh bị chính phủ Mỹ và Google cấm cửa nhưng liệu có thể thay đổi cục diện? - Ảnh 3.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang leo thang, những diễn biến khó lường có thể sẽ khiến Huawei phải đối mặt thêm nhiều thách thức hơn nữa và đòi hỏi công ty phải có phương án giải quyết nhanh chóng cho các vấn đề này nếu muốn duy trì đà tăng trưởng cũng như thị phần của mình.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
31 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
29 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
43 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
7 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
21 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
17 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
19 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.