Huawei giàu có tới cỡ nào?

20/05/2019 20:00
Năm 2018 được đánh giá là năm kinh doanh rất thành công của Huawei với lợi nhuận tăng 21% so với năm trước đó.

Huawei, tên đầy đủ là Huawei Technologies Co Ltd, là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi, một cựu kĩ sư của quân đội Trung Quốc, với số vốn ban đầu chỉ 20.000 Nhân dân tệ, khoảng 3.000 USD.

Vào thời điểm mới thành lập, công ty chỉ đơn thuần là nhập các thiết bị viễn thông đơn giản từ các công ty khác để bán cho thị trường nông thôn Trung Quốc. Nhưng chỉ trong vài năm, Huawei đã tự mình phát triển và sản xuất thiết bị.

Vào đầu những năm 90, Huawei đã giành được hợp đồng của Chính phủ Trung Quốc để cung cấp thiết bị viễn thông cho Quân đội Giải phóng Nhân dân. Đến năm 1995, Huawei đã tạo ra doanh số khoảng 220 triệu USD, chủ yếu từ bán cho thị trường nông thôn.

Ngay sau đó, Huawei đã mở rộng kinh doanh qua các lĩnh vực khác, bao gồm xây dựng mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ, thiết bị tư vấn, vận hành cho các doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc, cũng như sản xuất thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng.

Huawei giàu có tới cỡ nào? - Ảnh 1.

Trước những thông tin bất lợi, cổ phiếu của Huawei thậm chí tăng nhẹ (tăng 1,11%) trong phiên giao dịch 20/5.

Kể từ năm 2000, doanh số, lợi nhuận của Huawei tăng vọt. Cụ thể, năm 2002, Huawei kiếm được 552 triệu USD từ doanh số bán hàng trên thị trường quốc tế. Vào năm 2005, lần đầu tiên giá trị các hợp đồng thị trường quốc tế của nó đã vượt qua giá trị hoạt động kinh doanh trong nước.

Theo số liệu thống kê chính thức được đưa ra vào tháng 9/2015, Huawei có hơn 170.000 nhân viên trên toàn cầu, có khoảng 76.000 người tham gia vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các viện nghiên cứu.

Có tổng số 21 viện nghiên cứu được đặt tại các quốc gia như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Phần Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Ấn Độ, Nga, Israel….

Năm 2018 được đánh giá là năm kinh doanh rất thành công của Huawei. Cụ thể, năm 2018, Huawei chính thức trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G lớn nhất thế giới. Huawei cũng vượt mặt Apple để trở thành hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Samsung.

Các sản phẩm và dịch vụ của Huawei đã được triển khai tại hơn 170 quốc gia và đang phục vụ 45 trong 50 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới. Các thiết bị của hãng được bán ở khắp mọi nơi từ châu Âu và châu Á đến Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Theo báo cáo mới nhất của Huawei, tổng doanh thu của Huawei trong năm 2018 đạt 108.5 tỷ USD tăng 21% so với năm 2017. Đây cũng là lần đầu tiên mà doanh thu thường niên của nhà sản xuất này cán mốc 100 tỷ USD sau hơn 30 năm thành lập. Lãi thực của Huawei đạt 8.656 tỷ USD, Tổng tài sản năm 2018 đạt 97.109 tỷ USD.

Ngày 20/5, một loạt công ty công nghệ Mỹ đã tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei, sau khi sắc lệnh của chính phủ Mỹ cấm Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông được ký.

Điều đó có nghĩa là Huawei sẽ không được sử dụng hệ điều hành Android cùng những thiết bị phần cứng, bản quyền công nghệ do các công ty Mỹ sở hữu.

Trước những thông tin bất lợi, cổ phiếu của Huawei thậm chí tăng nhẹ (tăng 1,11%) trong phiên giao dịch 20/5. Tuy nhiên, lực bán ra trong phiên khá mạnh. So với thời điểm 1 năm trước, cổ phiếu Huawei đã mất 49% giá trị.


Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.