Ngoài ra, điều này cũng đánh dấu lần đầu tiên tài sản của thế hệ millennial (thế hệ Y) đã vượt qua mốc 10 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, những người lớn tuổi nhất thuộc thế hệ này – bước sang tuổi 40 vào năm nay, cũng phải gánh một khoản nợ lớn, theo báo cáo theo dõi tài sản của người Mỹ tính đến quý III/2020.
Jim Reid và Luke Templeman – chiến lược gia nghiên cứu của Deutsche Bank, viết trong bản báo cáo: "Thế hệ trẻ hơn đã chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, trong khi những người lớn tuổi lại đạt được nhiều lợi ích hơn." 2 chuyên gia lưu ý rằng, những người lớn tuổi sở hữu tài sản "cứng" như bất động sản có lợi thế lớn hơn so với nhóm người trẻ tuổi đang phải nỗ lực để mua nhà.
Millennial – thế hệ sinh từ năm 1981 đến 1986, năm giữ 4,3 nghìn tỷ USD nợ, trong khi giá trị tài sản của họ là 10,3 nghìn tỷ USD. Trong đó, phần lớn khoản nợ này nằm trong các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao, thay vì nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản như các khoản vay thế chấp.
Về mặt tích cực, thế hệ millennial đang chứng khiến giá trị tài sản ròng tăng với tốc độ nhanh. Từ năm 2019 đến quý III/2020, tổng giá trị tài sản ròng của nhóm tuổi này tại Mỹ tăng 21%, trong khi giá trị tài sản của thế hệ X (từ 40 đến 55 tuổi) tăng 8,5% và tài sản của thế hệ trung niên - "baby boomer" (sinh ra từ năm 1946 đến 1964), tăng 4,3%.
Trong khi đó, thế hệ X đang "gánh" khoản nợ khoảng 6 nghìn tỷ USD với khối tài sản đang nắm giữ là 37 nghìn tỷ USD, còn baby boomer ghi nhận khoản nợ 4,7 nghìn tỷ USD và 66,6 nghìn tỷ USD tài sản. Hơn nữa, nhóm baby boomer chỉ có khoản nợ tiêu dùng trị giá 958 tỷ USD, trong khi thế hệ Y phải "gồng gánh" 1,6 nghìn tỷ USD.
Nhóm người trẻ Mỹ "gánh" khoản nợ lớn hơn nhiều so với thế hệ X và baby boomer (tỷ lệ nợ/giá trị tài sản).
Reid và Templeman viết trong bản báo cáo: "Lãi suất cực thấp trong những năm gần đây là kết quả của việc chính phủ đã hỗ trợ nền kinh tế quá mức." Theo 2 chuyên gia, nếu động thái hỗ trợ này không được đưa ra, thị trường tự do hiện có thể sẽ chứng kiến mức lãi suất cao hơn, lượng nợ và giá tài sản thấp hơn.
Thị trường chứng khoán đã thúc đẩy khối tài sản của thế hệ Y lên mức cao nhất từng chứng kiến trong 6 năm, vượt quá mức 5,4 nghìn tỷ USD. Giá bất động sản và hàng tiêu dùng lâu bền trong quý III cũng đạt mức kỷ lục.
Trong 5 năm qua, lượng cổ phiếu doanh nghiệp mà thế hệ Y nắm giữ đã tăng lên mức 394 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, lên 800 tỷ USD. Điều này phản ánh xu hướng kinh doanh gia tăng trong nhóm người trẻ ở Mỹ.
Với mục đích "phòng thủ" trước những bất ổn về kinh tế do đại dịch gây ra, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của thế hệ Y, thế hệ X và baby boomer dã tăng hơn 80% vào năm ngoái. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi của thế hệ Y tăng khoản 100 tỷ USD lên 216 tỷ USD kể từ cuối năm 2019. Thế X nắm giữ 467 tỷ USD, trong khi baby boomer sở hữu 886 tỷ USD trong quý III năm ngoái.
Nhìn chung, tỷ lệ nắm giữ tài sản của thế hệ Y trong năm 2020 đã vượt xa so với thế hệ X và baby boomer. Dẫu vậy, nhóm người trẻ Mỹ vẫn nắm giữ một phần tài sản của những người lớn tuổi. Các sự kiện kinh tế như Đại suy thoái và đại dịch Covid-19 đã khiến "quỹ đạo" sự nghiệp của thế hệ trẻ bị gián đoạn, diễn ra trong đúng những năm tăng trưởng cao nhất đối với lao động trẻ.
Hơn nữa, sự giàu có của nhiều người trẻ tại Mỹ có phần không ổn định. Một cuộc khảo sát vào tháng 11 của Fed tại New York cho thấy khả năng nhóm người từ 40 tuổi trở xuống tìm được việc làm trong 3 tháng tới là ở mức thấp nhất trong 3 tháng tới – thấp hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi cuộc khảo sát được bắt đầu vào năm 2013.
Cũng như nhiều thước đo tài chính khác, sự chênh lệch lớn về giá trị tài sản liên quan đến sắc tộc cũng rõ ràng. Thế hệ Y da màu có mức tích lũy tài sản thấp nhất, chỉ sở hữu trung bình 3.000 USD. Trong khi đó, nhóm gốc Tây Ban Nha có phần nhỉnh hơn với 15.000 USD, nhưng vẫn thấp hơn nhóm người Mỹ da trắng với giá trị tài sản trung bình là 53.000 USD, theo dữ liệu năm 2019 của Fed bang St. Louis.
Tham khảo Bloomberg