Hụt hơi sau kết quả kinh doanh, điều gì giúp cổ phiếu ngân hàng chạy đường dài?

22/04/2021 14:09
Những con số lợi nhuận ngàn tỷ trong quý 1/2021 không giúp được cổ phiếu ngân hàng tăng nhiều hơn những phiên gần đây. Dù vậy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn không xuất phát từ yếu tố cơ bản. Vẫn còn đó những lợi thế cho nhóm cổ phiếu này đi đường dài...

Các ngân hàng đang có nhiều nguồn thu: từ cho vay bán lẻ, từ bancassurance, thu nhập bất thường… nhưng nợ xấu từ dịch Covid-19 cũng là vấn đề về chất lượng tài sản. Liệu cổ phiếu ngành này có tiếp tục tạo sóng lớn?

CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG CHIẾM ¼ TỔNG VỐN HOÁ THỊ TRƯỜNG

Tính từ đầu năm nay đến thời điểm cuối tuần thứ 3 của tháng 4/2021, nhiều cổ phiếu ngân hàng Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao, trên 50%, như: SHB (60%), NVB (70%), LPB (53%), VIB (60%)…

Trong quý I/2021 vừa qua, theo VinaCapital, mức tăng giá cổ phiếu bình quân của ngành ngân hàng là 15%, cao hơn mức tăng 10% của số VN-Index (trong khi cả năm 2020 cổ phiếu ngành ngân hàng tăng hơn 30%, cao hơn mức tăng 15% của VN-Index).

Kể từ khi các ngân hàng chiếm gần ¼ tổng vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, sự vượt trội của giá cổ phiếu ngân hàng đang thúc đẩy toàn bộ thị trường chứng khoán.

Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, năm 2021 có 03 yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu ngân hàng Việt cao hơn. Thứ nhất, cho vay tiêu dùng và cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang làm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng, phân khúc khách hàng này sẽ được đẩy mạnh cho vay trong những năm tới.

VinaCapital dự báo lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 25-30% năm nay nhờ vào nguồn thu nhập bất thường.

Thứ hai, thu nhập ngành ngân hàng ước tính tăng trưởng 25-30% năm nay, do nền kinh tế Việt Nam đang có triển vọng tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát tại đây. Điều này giúp cho chất lượng tài sản ngân hàng được cải thiện và biên lợi nhuận cũng tăng lên.

Thứ ba, lợi nhuận thu được từ các đợt IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) của các công ty con là công ty tài chính tiêu dùng và các giao dịch bancassurance (sản phẩm liên kết ngân hàng-bảo hiểm), cũng như từ việc tái cơ cấu một số ngân hàng đều giúp tăng giá cổ phiếu ngân hàng.

Ngoài các điểm trên, định giá cổ phiếu ngân hàng của Việt Nam khá hợp lý với tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách (P/B) toàn ngành 1,9 lần, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) kỳ vọng 19% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) dự kiến 1,7% năm 2021.

CHO VAY BÁN LẺ ĐANG SINH LỜI TỐT

Tính đến cuối năm 2020, cho vay bán lẻ (gồm cho vay tiêu dùng và cho vay DNNVV) chiếm 48% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng Việt, dự tính sẽ tăng lên 51% vào cuối năm 2021 khi với tốc độ tăng trưởng cho vay mảng này đang nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ toàn ngân hàng.

Theo biểu đồ trên, dù từ năm 2015 -2020, tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng và cho vay DNNVV có giảm dần, nhưng vẫn luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng và cho vay DNNVV ngày càng tăng sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng, do tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đối với các khoản cho vay này là 6-7%, cao hơn so với NIM của các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn là 3-4%.

VinaCapital dự báo cơ cấu cho vay của các ngân hàng Việt sẽ cải thiện, do tỷ lệ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn thấp, chỉ ở mức 28% so với mức 40-70% ở các nước ASEAN. Các ngân hàng vẫn chưa tận dụng hết cơ hội cho vay hấp dẫn, như tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp nhỏ trong nước, hiện cho vay vẫn chủ yếu dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tài sản hữu hình khác, chưa đẩy mạnh cho vay theo dòng tiền đối với các DNNVV.

Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục tạo "sóng"? - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng và cho vay DNNVV cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng - Nguồn: VinaCapital.

Theo VinaCapital, thu nhập của 11 ngân hàng mà quỹ này thống kê (chiếm 60% tổng dư nợ toàn ngành, không gồm Agribank) sẽ tăng 25% năm 2021. Điều này có được dựa trên mức tăng trưởng tín dụng cả năm nay ước tính 12%; Tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM) sẽ tăng 10 điểm phần trăm, đưa NIM toàn hệ thống lên mức 3,6%;  Chi phí tín dụng giảm 10 điểm phần trăm, xuống còn 1,6% tổng dư nợ; Thu nhập từ phí dich vụ tăng 30%.

Ngoài ra, năm 2020, các ngân hàng đã miễn một số khoản phí cho khách hàng theo chỉ thị của Chính phủ, do đó, phí sẽ ở mức thấp vào năm 2021. Dù vậy, thu nhập từ phí vẫn tiếp tục tăng cao, do các ngân hàng có nguồn thu lớn từ việc bán chéo sản phẩm bancassurance hợp tác với các công ty bảo hiểm lớn, như: Sun Life, Manulife, Prudential…

Nguồn thu mới từ bán chéo sản phẩm này, cộng với các khoản thanh toán trả trước từ các công ty bảo hiểm cho các ngân hàng được cho là lên tới 400 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng). Điều này cho thấy tại sao các ngân hàng đẩy mạnh bán lẻ, mặc dù thu nhập từ phí chỉ chiếm hơn 10% lợi nhuận trước dự phòng toàn ngành.

Tuy nhiên, theo VinaCapital, về dài hạn các ngân hàng cần chú trọng tới mở rộng tín dụng, tăng NIM… hơn là tập trung vào thu phí.

Đặc biệt, năm 2020 vừa qua, những khoản cho vay hỗ trợ của ngân hàng đối với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã làm tăng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đã tăng lên mức 7% năm 2020 (năm 2019 là 4,5%) và sẽ được kiểm soát thấp hơn trong năm 2021.

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước (ngày 02/4/2021) bổ sung một số điều của thông tư 01 (ngày 13/3/2020), cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ vì dịch bệnh Covid-19 và phải trích lập dự phòng rủi ro trong 03 năm, bắt đầu từ năm 2021. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng sẽ giảm nhẹ trong năm nay.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
8 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
7 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
7 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
6 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
5 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
11 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
15 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
18 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.