Hút nguồn lực tỷ USD đầu tư phát triển năng lượngicon

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã đặt ra những nền tảng cho khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực năng lượng, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã đặt ra những nền tảng cho khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực năng lượng, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp.

Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy: Trong giai đoạn 2007-2017, năng lượng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Giá trị sản xuất trong ngành năng lượng tăng 6 lần, sản lượng điện tăng hơn 3,3 lần. Như vậy, rõ ràng, các doanh nghiệp ngành năng lượng đã có đóng góp rất to lớn.

Hút nguồn lực tỷ USD đầu tư phát triển năng lượng
Điện mặt trời, điện gió thu hút nguồn lực lớn của tư nhân thời gian qua. Ảnh: L.Bằng

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đóng góp ngân sách nhà nước hơn 204.000 tỷ đồng, chiếm 17,8% thu ngân sách nhà nước. Rõ ràng ngành năng lượng và các doanh nghiệp trong ngành đã đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế.

Năng lượng cũng là ngành thiết yếu đóng góp quan trọng cho các ngành kinh tế, không chỉ đảm bảo thiết yếu cho sản xuất của nền kinh tế, đời sống xã họi của nhân dân về điện năng, mà ngành điện còn cung cấp các chỉ tiêu đầu vào quan trọng cho các ngành, phân ngành kinh tế. Chính vì vậy, suốt 10 năm qua, các thị trường các hạ tầng quan trọng đều đáp ứng phát triển của đất nước. GDP tăng trưởng 6,5-7%/năm thì yêu cầu phát triển điện năng phải đảm bảo 11-11,5%/năm. Trên thực tế, sự phát triển của ngành năng lượng thời gian qua là nền tảng thiết yếu, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Để ngành năng lượng phát triển bền vững hơn, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan Thường trực, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết này.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Đến nay đất nước chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng Việt Nam cũng phải có những bước phát triển mới”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, ngày 11/2/2020 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc.

Đề cập đến hai quan điểm có ý nghĩa then chốt của Nghị quyết này, ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Thứ nhất là, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, vừa là tiền đề, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Ưu tiên phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.

“Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Hút nguồn lực tỷ USD đầu tư phát triển năng lượng
Lĩnh vực độc quyền nhà nước như truyền tải cũng dần xuất hiện bóng dáng của tư nhân.

Rộng cửa cho tư nhân, đẩy nhanh cổ phần hóa

Đánh giá về sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực năng lượng, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ: Có thể nói, chúng ta đã đạt được nhiều dấu ấn rất tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tư nhân phục vụ phát triển năng lượng. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực điện năng, có 28% tổng công suất phát đến từ khu vực doanh nghiệp tư nhân, dưới các hình thức đầu tư đa dạng và hiệu quả. Khu vực tư nhân với hàng loạt cơ chế chính sách nhà nước đã tạo được thế đứng trong lĩnh vực năng lượng.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đặc biệt có ý nghĩa. Bởi Nghị quyết không chỉ nêu bật những định hướng quan trọng, nguyên tắc, mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường minh bạch thông thoáng cho các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng ở Việt Nam nói riêng mà còn xác định rõ chiến lược về định hướng phát triển bền vững năng lượng quốc gia...

Đẩy mạnh cổ phần hóa cũng là một giải pháp quan trọng thu hút tư nhân vào năng lượng. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn trong việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty trong ngành điện, cũng như dầu khí... Vướng mắc lớn nhất qua thực tiễn có thể thấy là liên quan đến hướng dẫn, quy định của luật pháp về giá trị doanh nghiệp và giá trị của đất đai, khung pháp lý hướng dẫn xây dựng giá trị doanh nghiệp… Điều này cũng là thực tế vì luật pháp đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện nên cũng bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung hoàn thiện khung pháp lý, có những hướng dẫn cụ thể.

“Tôi hy vọng để đón đầu Nghị quyết 55, công tác cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cũng như việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh sẽ có những thuận lợi và được thực hiện hiệu quả”, ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Hà Duy 

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.