Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ II): "Phá băng" sự trì trệ

24/08/2020 10:23
Tháng 7/2020, Hà Nội đã chủ động làm việc với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị ven sông Hồng.

Tuy nhiên, Hà Nội sẽ phải có những giải pháp rất chủ động, sáng tạo mới hy vọng "phá băng" sự trì trệ dự án kéo dài gần 3 thập kỷ.

Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ II): Phá băng sự trì trệ - Ảnh 1.

Tấm biển phối cảnh dự án Trấn Sông Hồng đã thay đổi nhiều lần nhưng dự án vẫn bất động

Trở lại thời điểm tháng 9/2009 khi Chính phủ cho phép Hà Nội phối hợp với Seoul (Hàn Quốc) nghiên cứu, xem xét lập quy hoạch xây dựng dự án Trấn Sông Hồng với tổng mức đầu tư dự kiến rất khổng lồ vào thời điểm đó là 7,1 tỉ USD nhiều chuyên gia quy hoạch đã có ý kiến tham góp về tính khả thi của dự án này.

Cần sớm thực hiện

Một trong những tiếng nói đóng góp trọng lượng nhất thời điểm đó là của cố Giáo sư Nguyễn Thế Bá - Nguyên Chủ tịch danh dự Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi ông cho rằng việc quy hoạch, thiết kế các công trình suốt 40km bờ sông Hồng chảy qua Hà Nội là một ý tưởng táo bạo. Tuy nhiên, việc thiết kế quá nhiều khu nhà ở, chung cư cao tầng ở đây là không nên và việc quy hoạch hai bên bờ sông phải đảm bảo được 3 tiêu chí là an toàn, mỹ quan và thỏa mãn được mối tương quan với các khu vực khác.

Đến cuối năm 2010, khi Hà Nội nêu ý tưởng sẽ lồng ghép quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội theo dự án hợp tác giữa Hà Nội và thành phố Seoul, Hàn Quốc với đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là quy hoạch như một bộ phận cấu thành kiến trúc đô thị, nếu thông qua các chỉ tiêu về Quy hoạch Thủ đô mà thông qua luôn dự án hai bên bờ sông là không thích hợp.

Là người được giao chuyên trách dự án quy hoạch đô thị ven sông Hồng một thời, ông Đỗ Viết Chiến – nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thấy rất tiếc khi dự án không thực hiện được. Ông khẳng định, nếu không sớm thực hiện dự án sẽ triệt tiêu nguồn lực đầu tư từ 1.500 ha đất bóc ra từ thềm đất bãi. Diện tích đất bỏ không này chính là nguồn nuôi dự án nhằm tái đầu tư trở lại. Nếu không thực hiện, quỹ đất này sẽ bị lấn chiếm.

Ì ạch quy hoạch thành phố ven sông Hồng (KỲ II): Phá băng sự trì trệ - Ảnh 2.

Khu đất đề xuất xây dựng dự án giờ đã không còn vì dân lấn chiếm

"Hiện khu đất đề xuất xây dựng dự án đã không còn vì dân lấn chiếm. Mỗi lần bản quy hoạch đưa ra lấy ý kiến thì người dân lại tranh thủ lấn chiếm ra sát bờ sông. Và hiện tại gần như mất hết nguồn lực để thực hiện dự án" - ông Chiến cho biết.

Khoanh vùng thử nghiệm

Nhấn mạnh cần sớm thực hiện dự án, PGS.TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế chỉ rõ, nếu thực hiện được quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội. Với tổng chiều dài 120 km, chảy qua nhiều quận, huyện, sông Hồng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội. Đặc biệt, theo ông Long, trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở khan hiếm, thì quỹ đất lên tới hàng nghìn mét vuông dọc 2 bờ sông Hồng có thể giúp thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.

Khi kết hợp với cảnh quan khu vực ven sông, nhiều chủ đầu tư đã nhìn ra cơ hội tạo ra lợi nhuận "khủng", lên tới hàng tỷ USD khi phát triển hệ thống chung cư, khu đô thị cao cấp kết hợp với du lịch sinh thái. Vì vậy, khi Hà Nội quyết tâm thực hiện ý tưởng xây dựng thành phố ven sông Hồng, chắc chắn các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này để góp vốn đầu tư, thực hiện dự án.

Theo KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, để kích hoạt, khởi động dự án, Hà Nội nên tập trung trọng điểm, chọn một đoạn ngắn (1 - 2km) qua các quận trung tâm để thực nghiệm. Và có thể tham khảo giải pháp của nhóm CitySolution (bao gồm các chuyên gia đô thị Việt Nam và quốc tế) đề xuất như: Khoanh vùng an toàn, tạo nên một đơn vị tự chủ cân bằng sinh thái, bảo đảm cả 3 yếu tố phát triển bền vững là đô thị, nông thôn và môi trường. Bảo đảm an toàn 3 mức nước từ +10 : +11m đến +14 m, bảo vệ bởi 3 lớp đê bê tông. Toàn bộ cư dân sẽ tái định cư tại chỗ trên tầng sàn cao +20m so với mặt biển.

Khu vực bãi giữa sông Hồng cây cối đã phát triển tốt có thể trở thành công viên mới rộng 50ha, lớn hơn cả công viên Thống Nhất (40ha) lại nằm giữa hàng trăm hecta mặt nước sông Hồng. Mùa cạn, nơi đây sẽ là công viên an toàn cho mọi người, mùa lũ là thao trường huấn luyện cứu hộ cứu nạn của dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện. Dự án tạo ra tài sản công trị giá hàng tỷ USD, tăng tính năng động cho nền kinh tế địa phương mà còn tạo ra hàng triệu việc làm mới trong bối cảnh suy thoái toàn cầu.

Giải pháp này đáp ứng yêu cầu cốt yếu của quy hoạch phòng chống lũ và đê điều, không chỉ chu kỳ 300 - 500 năm mà có thể 700 - 1.000 năm, thích ứng với biến đổi khí hậu cực đoan tới mức cao nhất.

Theo KTS Ánh, giải pháp này đã được một số TP ven sông Trung Quốc thực hiện như: Bãi giữa làm vườn hoa mùa cạn, mùa nước lên vẫn có cầu đi dạo an toàn. Sáng tạo mới là tổ chức khu dân cư ngoài đê sông Hồng đặt trên cao. Toàn bộ không gian mặt đất được giải phóng, tăng thêm 50 - 80ha không gian thoát nước mùa lũ, không gian công cộng mùa cạn, tổ chức giao thông đa phương tiện bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
45 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
51 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
16 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.