IKEA - thương hiệu nội thất nổi tiếng từ Thụy Điển có khoảng 400 cửa hàng tại 48 quốc gia, và bằng cách nào đó họ đã trở thành một phần của cuộc sống nhiều người dân trên thế giới.
Thành công của IKEA không tự nhiên mà có. Họ đã phải trải qua những thăng trầm và nỗ lực rất nhiều. Đặc biệt, họ còn sử dụng nhiều mánh khóe trong kinh doanh để khiến khách hàng đam mê sản phẩm của họ hơn. Trong đó, có những mánh họ chẳng hề muốn chúng ta biết được, chỉ tình cờ lộ ra bởi nhân viên cũ hoặc qua sự tìm hiểu của các phóng viên tò mò.
Sự thật là ở đâu cũng vậy, những khách hàng thân thiết sẽ nắm rất rõ đâu là khu vực họ cần tới trong cửa hàng, và con đường nào dẫn đến đó nhanh nhất. Việc này tốt cho khách hàng, nhưng không có lợi cho cửa hàng, vì họ sẽ chẳng có cơ hội giới thiệu các sản phẩm mới.
Để giải quyết câu chuyện này, Paul Robertson - người có thâm niên 10 năm làm tại IKEA đã nghĩ ra một ý tưởng, đó là thường xuyên thay đổi cách bài trí. Vậy là bất kỳ ai, dù đến bao nhiêu lần, sẽ có thời điểm bạn phải đi lòng vòng khắp cửa hàng, xem mọi thứ mà họ bày bán. Hơi mất thời gian, nhưng nó làm tăng khả năng bán thêm hàng cho IKEA.
Pinterest là một nền tảng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng. Nhưng với IKEA, đó còn là nơi quảng bá sản phẩm cực kỳ hiệu quả.
Chẳng hạn, một sinh viên muốn trang trí phòng ký túc vừa nhanh vừa đẹp? Hãy vào Pinterest! Một người muốn tìm ý tưởng thay đổi toàn bộ nội thất trong nhà? Cũng chính là Pinterest. Và có một sự thật trùng hợp là gần như mọi ý tưởng trên đó đều nhắc đến nội thất của IKEA.
Một cựu nhân viên của IKEA chia sẻ rằng, công ty thường tài trợ công cụ miễn phí cho các bộ phim hoặc TV shows, sau đó thu lại rồi bán đi với giá rẻ hơn.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nhân viên bán hàng tại IKEA chỉ có lương cứng, không được nhận phần trăm hoa hồng. Nguyên do là để đề cao sự trung thực của người bán, không bất chấp mọi cách để bán càng nhiều càng tốt.
Nhưng dĩ nhiên, công ty vẫn có chính sách thưởng thêm dành cho các nhân viên bán hàng chăm chỉ, để họ không mất động lực làm việc.
Các mặt hàng trưng bày có thể xuống cấp khá nhanh, bởi hàng ngàn khách hàng dùng thử chúng mỗi ngày. Số hàng này sẽ được chuyển đến khu giảm giá, và chính tay các nhân viên sẽ tự sửa lại chúng bằng cách kết hợp 2 món đồ hư hỏng thành một sản phẩm mới.
Các sản phẩm của IKEA có những cái tên hết sức... lạ. Ví dụ như BILLY - đó là tên dành cho kệ sách của thương hiệu này.
Nhưng lý do có cái tên ấy là gì? Ít người biết rằng, nguyên nhân thực chất là vì người sáng lập ra IKEA - Ingvar Kamprad bị mắc chứng khó đọc (dyslexia). Bởi chứng bệnh này, Kamprad gặp khó khăn trong việc theo dõi các mặt hàng dựa trên hệ thống thông thường sử dụng số. Và để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, họ sử dụng tên gọi.
Nguồn: BS, VT.co