ILO: Cần công nhận giúp việc gia đình là một nghề chính thức

16/06/2021 15:48
Theo quan điểm của Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO - Guy Ryder: "Cuộc khủng hoảng (Covid-19) đã nêu bật nhu cầu cấp thiết phải công nhận giúp việc gia đình là một công việc chính thức. Điều này để đảm bảo những người giúp việc sẽ tiếp cận được những ưu đãi, chính sách cơ bản mà một người lao động sẽ được hưởng".

Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Người giúp việc gia đình, điều kiện làm việc của nhiều người làm nghề giúp việc đã không được cải thiện trong một thập kỷ và ngày càng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19. Những người giúp việc vẫn đang đấu tranh để được công nhận là một nghề chính thức và được hưởng những chính sách lao động như những ngành nghề khác.

Bản công ước số 189 về Người giúp việc gia đình được thông qua (2011) định nghĩa giúp việc gia đình (domestic workers) là công việc được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộ gia đình, trong mối quan hệ việc làm và trên cơ sở nghề nghiệp.

Trong khi những người giúp việc gia đình thường đảm nhận công việc dọn dẹp, nấu nướng và chăm sóc trẻ em và người già và người tàn tật, cũng như làm vườn, lái xe và bảo vệ các hộ gia đình tư nhân. Thực tế, nhiệm vụ của những người này sẽ theo thời gian mà thay đổi và tùy thuộc vào văn hóa từng quốc gia.

ILO: Cần công nhận giúp việc gia đình là một nghề chính thức - Ảnh 1.

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Thời điểm dịch Covid-19 đang ở mức báo động, tình trạng mất việc làm của lao động giúp việc gia đình dao động từ 5-20% ở hầu hết các nước ở châu Âu, cũng như Canada và Nam Phi. Ở châu Mỹ, tình hình còn tồi tệ hơn, với tỷ lệ mất việc lên tới 25-50%. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ mất việc làm của các người lao động ở hầu hết các quốc gia khác chưa đến 15%.

Dữ liệu trong báo cáo cho thấy 75,6 triệu lao động giúp việc gia đình (4,5% người lao động) trên thế giới đã phải chịu thiệt hại đáng kể. Điều này dẫn đến gia đình của họ trở nên khó khăn hơn do khoản thu nhập để trang trải cuộc sống của những người này bị giảm xuống hoặc gần như bằng không.

Theo quan điểm của Tổng giám đốc ILO - Guy Ryder, cuộc khủng hoảng đã nêu bật nhu cầu cấp thiết phải công nhận giúp việc gia đình là một công việc chính thức. Điều này để đảm bảo những người lao động sẽ tiếp cận được những ưu đãi, chính sách cơ bản mà một người lao động sẽ được hưởng. Bắt đầu bằng việc mở rộng và thực hiện luật lao động và an sinh xã hội cho tất cả người lao động giúp việc gia đình.

Một thập kỷ trước, việc thông qua Công ước về Người giúp việc gia đình năm 2011 (số 189) đã được ca ngợi là một bước đột phá đối với hàng chục triệu người giúp việc gia đình trên khắp thế giới - hầu hết trong số họ là phụ nữ.

Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn lao động giúp việc gia đình (36%) vẫn không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật lao động. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc phải thu hẹp khoảng trống về pháp lý, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các Quốc gia Ả-rập. Những khu vực này được coi là những khu vực hiện khoảng trống về pháp lý lớn nhất.

Ngay cả khi lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động và bảo trợ xã hội, việc áp dụng những điều luật này vẫn là một vấn đề quan trọng. Theo báo cáo, khoảng 18,8% lao động giúp việc gia đình được hưởng bảo hiểm xã hội liên quan đến công việc họ làm.

Trên thế giới, có khoảng 57,7 triệu phụ nữ làm giúp, chiếm 76,2% tổng số lao động giúp việc gia đình, chiếm phần lớn lực lượng lao động ở châu Âu, Trung Á và châu Mỹ. Trong khi đó, số lượng nam giới làm nghề này nhiều hơn phụ nữ ở các nước Arập (63,4%) và Bắc Phi, và chỉ chiếm dưới một nửa tổng số lao động giúp việc gia đình ở Nam Á (42,6%).

Ở Việt Nam, hầu hết những người làm giúp việc đa phần là phụ nữ. Trong đó, công việc chính của những người này phần lớn là dọn dẹp (chiếm 90%), tiếp theo đó là những công việc như chăm sóc, bảo mẫu (6,6%). Trong khi đó, nam giới ngoài dọn dẹp (chiếm khoảng 70,1%) thì họ còn làm những công việc như lái xe, bảo vệ,…

Báo cáo cũng chỉ ra, phần lớn lao động giúp việc gia đình tập trung ở khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương, chiếm khoảng 50% (38,3 triệu). Trong khi đó ở châu Mỹ, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 25% (17,6 triệu).

Người giúp việc gia đình ngày nay cần được đối xử tốt hơn và có thể tự đại diện để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lao động giúp việc gia đình đã đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đạt giúp những người lao động này được hưởng những chính sách lao động như những ngành nghề khác.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
29 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
25 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
30 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
1 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
13 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
23 phút trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
25 phút trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
6 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.