Trước đây, khi tham vấn cho Việt Nam xây dựng Luật BHXH 2014, ILO đã đưa ra cảnh báo Quỹ BHXH có thể bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2034 nếu cứ áp dụng công thức cũ của Luật BHXH 2006. Vậy đến thời điểm hiện tại, nguy cơ đấy có còn tồn tại không?
Theo kết quả ban đầu của phân tích gần đây nhất, chúng tôi cho rằng vấn đề của Quỹ không quá tiêu cục. Các tín hiệu khá tốt. Điều này cho thấy những điều chỉnh trong Luật BHXH 2014 có hiệu quả.
Tuy nhiên điều quan trọng là vẫn cần tiếp tục cải cách hệ thống để thích ứng với những thay đổi về nhân khẩu học và về kinh tế. Nếu không thì những điều chỉnh từ năm 2014 sẽ không đủ và những dấu hiệu rủi ro sẽ tiếp tục xuất hiện.
Xung quanh Quỹ BHXH Việt Nam luôn tồn tại những lo ngại về vỡ quỹ. Theo ông, vấn đề nằm ở đâu và những việc mà Việt Nam cần làm để thay đổi điều này?
Cá nhân tôi không muốn nói đến vấn đề vỡ quỹ bảo hiểm. Giống như nhiều nước khác trên thế giới, nếu có tình trạng già hóa dân số mà không có điều chỉnh sẽ dẫn đến mất cân bằng quỹ.
Tuy nhiên, điều chúng ta đang nhìn thấy trên cả thế giới là các quốc gia đều đã thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo cân đối quỹ, và rất hiếm có quốc gia nào có hệ thống hưu trí Nhà nước lại bị vỡ.
Sự khác biệt lớn nhất là các quốc gia tiến hành cải cách có thời gian dài hay không để thực hiện cải cách. Nếu có thời gian dài thì các cải cách sẽ được triển khai từ tư và tác động sẽ dần dần. Với các quốc gia vì lý do chính trị nào đó phải trì hoãn cải cách thì nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện cải cách với tốc độ khá nhanh và thực hiện các giải pháp "sốc".
Tôi cho rằng các đề xuất của Việt Nam hiện nay đang đi đúng hướng đến một hệ thống bền vững nhắm đảm bảo lương hưu sẽ được chi trả trong trung hạn và dài hạn.
Liệu có cách nào khác để không làm vỡ quỹ nhưng cũng không làm giảm quyền lợi của người lao động?
Theo tôi, có 3 phương án chính để đảm bảo bền vững tài chính của một hệ thống an sinh xã hội, bao gồm: Giảm chế độ, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng tỷ lệ đóng góp.
Ở mỗi phương án đều có tác động khác nhau đến hệ thống an sinh và đồng thời tác động đến cả từng người dân và doanh nghiệp. Cần tìm được giải pháp cân bằng 3 phương án trên cùng như cần thực hiện hiện cải cách từ từ để đảm bảo người dân và doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh. Đấy chính là phương cách đảm bảo tình bền vững về tài chính và về xã hội của hệ thống BHXH.
Đối với tính hiệu quả của đầu tư Quỹ BHXH Việt Nam hiện nay, ông đánh giá như thế nào?
Chúng tôi chưa tiến hành phân tích cụ thể về hiệu quả đầu tư quỹ. Tuy nhiên không thể tách rời hoạt động của Quỹ với hiệu quả của thị trường tài chính ở Việt Nam và các cơ hội đầu tư. Đồng thời chúng ta cũng phải lưu ý là việc đầu tư quỹ cần phải được triển khai một cách cẩn trọng.
BHXH Việt Nam hiểu rằng cần phải cải thiện hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên tôi không cho rằng nó sẽ mang lại những tác động lớn đến tình hình tài chính của hệ thống và với tốc độ già hóa dân số nhanh như thế này thì điều không thể tránh khỏi là phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để kịp thời ứng phó với thay đổi về nhân khẩu học.
Cảm ơn ông!