Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa tiếp tục cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu, đưa nó xuống mức thấp nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính 10 năm trước. IMF cũng cho rằng những "những chính sách sai lầm" về thương mại và Brexit có thể làm tổn hại tới sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và 3,5% trong năm tới, cả hai đều giảm 1% so với dự báo hồi tháng 3. Mức 3,3% hay thấp hơn là điều mà người ta chưa từng nhìn thấy kể từ năm 2009, ngay sau khi khủng hoảng bùng nổ.
IMF cũng cắt giảm kỳ vọng tăng trưởng về khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. Theo đó, nó giảm 0,9 điểm xuống còn 2,5% trong năm 2019.
IMF cũng cho biết sự cải thiện tăng trưởng trong năm 2020 là rất bấp bênh. Những tồn tại cần phải giải quyết là sự ổn định tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng như việc giải quyết những khác biệt về chính sách thương mại của các quốc gia, bao gồm những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thấp nhất từ sau Khủng hoảng Tài chính
Những dự báo không mấy lạc quan về kinh tế thế giới theo sau sự tăng trưởng yếu hơn của Trung Quốc. Nó cũng được đưa ra ngay trước thời điểm Mỹ công bố dữ liệu GDP vào tuần này với tiên lượng sẽ hạ nhiệt trong quý 2.
Các ngân hàng trung ương đang theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng thương mại và dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất sau cuộc họp cuối tháng này.
Sau dự báo tháng 4 của IMF, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, đưa căng thẳng thương mại lên mức chưa từng có. Hiện tại, hai nước đã đồng ý nối lại đàm phán thương mại nhưng các mức thuế đã được áp dụng đều không hề giảm xuống.
Dù nhận thấy thương mại toàn cầu giảm trong năm nay do căng thẳng thương mại nhưng IMF dự đoán tăng trưởng sẽ trở lại 3,7% trong năm 2020, cùng tốc độ với năm 2018. Tuy nhiên, IMF cũng chỉ rõ những yếu tố rủi ro nhất với kinh tế toàn cầu là Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung, thuế đánh vào xe hơi nhập khẩu của Mỹ cũng như một Brexit không thỏa thuận.
Những tồn tại này làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rối loạn đồng thời làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới đường cơ sở.
Dự báo cho từng quốc gia
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,2% trong năm nay và 6% trong năm tới, giảm 0,1% so với dự báo trước đó. Dữ liệu GDP quý 2 được công bố vào tuần trước cho thấy Trung Quốc tăng trưởng 6,2%, mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu quý được thu thập vào năm 1992.
Mới Mỹ, IMF nâng dự báo tăng trưởng lên 2,6%, cao hơn 0,3% so với trước đó. Tuy nhiên, năm 2020, IMF giữ nguyên dự báo tốc độ tăng trưởng của Mỹ là 1,9% khi các biện pháp hỗ trợ tài chính suy yếu. Dữ liệu GDP quý 2 dự kiến được công bố tháng 6 cho thấy tăng trưởng giảm xuống 1,8%.