IMF nhận thấy những nguy hiểm từ đồng USD được định giá quá cao

18/07/2019 19:17
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 17/7 cho biết đồng USD đã được định giá quá cao từ 6-12% dựa trên các nguyên tắc kinh tế ngắn hạn.

Trong khi đó, giá đồng yên Nhật, đồng tệ Trung Quốc và đồng euro được cho là đang phù hợp với các nguyên tắc cơ bản.

IMF đã mâu thuẫn với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông sử dụng thuế quan để giải quyết bất cân bằng thương mại. Tuy nhiên, việc cho rằng đồng USD được đánh giá quá cao có thể cho ông Trump những lợi thế hơn khi ông chủ Nhà Trắng luôn phàn nàn rằng đồng USD mạnh làm cản trở xuất khẩu của Mỹ.

Chính sách của ông Trump nhằm vào châu Âu và Trung Quốc dẫn đến cái mà ông gọi là sự mất giá của đồng euro và các loại tiền tệ khác khi so với đồng USD.

External Sector Report, báo cáo thường niên của IMF về các loại tiền tệ, thặng dư và thâm hụt của các nền kinh tế lớn, cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai hiện tại vẫn tập trung ở khu vực đồng tiền chung Euro và các nền kinh tế khác như Singapore. Trong khi đó, thâm hụt vẫn tồn tại ở Mỹ, Anh và một số nền kinh tế mới nổi.

Báo cáo cũng cho biết số lượng các nước cho vay ròng đang tăng lên và đã ở mức cao nhất lịch sử với mức nợ tương đương khoảng 20% GDP toàn cầu. Số nợ này cao gấp 4 lần so với đầu những năm 1990. Các nước nợ ròng cũng gia tăng tương tự.

IMF còn cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây thiệt hại 455 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu vào năm tới. Những chính sách thương mại gần đây đang đè nặng lên dòng chảy thương mại toàn cầu, làm xói mòn niềm tin và gián đoạn đầu tư. Tuy nhiên, họ không làm gì để đảo ngược sự mất cân bằng này.

Thay vì thuế quan, các nước thặng dư và thâm hụt thương mại nên làm việc để vực dậy các nỗ lực tự do hóa và tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc đã có hiệu lực suốt 75 năm qua, IMF nhận định.

Rủi ro tài chính trong ngắn hạn có thể xảy ra với các nền kinh tế phát hành tiền tệ dự trữ. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn với kinh tế toàn cầu. Căng thẳng thương mại gia tăng hay Brexit xảy ra trong hỗn loạn với những tác động nghiêm trọng hơn với nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và tài chính của các nước khác.

Trong trung hạn, căng thẳng thương mại có thể trở nên khó giải quyết và chia rẽ hơn nữa. Vấn đề với các nền kinh tế đi vay có thể sẽ lan ra phần còn lại của thế giới.

Theo IMF, các nước có thâm hụt như Mỹ và Anh nên cắt giảm chi tiêu theo cách thân thiện với tăng trưởng. Trong khi đó, những nước có thặng dư lớn như Đức, Hà Lan và Hàn Quốc nên tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và không khuyến khích tiết kiệm quá mức.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
47 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.