Indochina Research, một công ty nghiên cứu là thành viên của mạng lưới Worldwide Independent Network/Gallup International Association (WIN/GIA) đã thực hiện một khảo sát về ảnh hưởng của Covid-19 lên các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khảo sát này thu thập thông tin từ 116 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề/lĩnh vực và có quy mô khác nhau tại Việt Nam từ ngày 25/3 đến 3/4 năm 2020.
Tất cả những doanh nghiệp tham gia khảo sát đều cho biết dự đoán sẽ có lỗ nghiêm trọng. Một nửa trong số họ cho rằng sẽ tỷ lệ lỗ sẽ đạt ít nhất 30% trong năm nay.
Nhưng vấn đề phát sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch được chú ý nhiều nhất là chuyển dịch hàng hóa quốc tế và dòng tiền. Các công ty lớn chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những hạn chế mua các nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất của công ty.
Trước sự nguy hiểm của dịch Covid-19 và để hỗ trợ chính sách giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, tất cả những doanh nghiệp được hỏi đã thực hiện nhiều biện pháp và điều chỉnh hoạt động của mình để bảo vệ nhân viên của họ. Những biện pháp chính bao gồm cho nhân viên làm việc tại nhà (74%), hủy bỏ các chuyến công tác (70%) và thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh (50%).
Các doanh nghiệp đang cố gắng hạn chế các tác động tiêu cực đến nhân viên của mình. Các biện pháp như giảm lương hoặc cắt giảm thời gian làm việc của nhân viên chỉ được thực hiện bởi một số ít doanh nghiệp tại thời điểm khảo sát.
Các biện pháp khác như sa thải nhân viên được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp (17%) nhưng hiện tại gần một nửa số doanh nghiệp trên cho biết họ đang xem xét sa thải một số nhân viên thiếu năng lực. Các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp cao hơn như ngừng hoạt động, giải thể (chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ bao gồm du lịch, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ).
Trong khảo sát này chỉ có 13% các doanh nghiệp được hỏi dự kiến sẽ mở lại các hoạt động kinh doanh vào đầu tháng 5 tới. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại nghĩ rằng các hoạt động sẽ trở lại trong 2 đến 3 tháng tới. 27% số doanh nghiệp bi quan hơn cho rằng họ không mong đợi bất kỳ hoạt động nào ít nhất là cho đến đầu tháng 7 và 28% doanh nghiệp được hỏi không đưa ra các dự đoán cụ thể.
Các công ty đang đối mặt với các khó khăn bao gồm bị chậm tiến độ hoặc hủy đơn hàng (68%), trở ngại trong lưu chuyển dòng tiền (60%) và có một phần ba số doanh nghiệp được hỏi đang đứng trên bờ vực phá sản.
Khoảng một nửa số doanh nghiệp được hỏi coi lưu chuyển dòng tiền là mối đe dọa sống còn đến doanh nghiệp trong 3 tháng tiếp theo và 10% số doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề này trong tháng 4 này.
Các đự đoán cho rằng các doanh nghiệp sẽ cần khoảng 10 triệu Euro tiền mặt đến hết tháng 6 và tăng lên 20 triệu Euro vào cuối năm 2020. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp (75%) vẫn chưa tiếp cận được đến các cơ quan chức năng để được hỗ trợ tại thời điểm khảo sát.
Các giải pháp được doanh nghiệp quan tâm nhất là hoãn nộp thuế hoặc miễn thuế thuế TNCN, VAT, BHXH và thuế TNDN. Việc miễn thuế TNCN thực sự sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động bằng cách hỗ trợ nền kinh tế tăng mức tiêu thụ một khi hoạt động bắt đầu lại.