Hôm 17/2, Chủ tịch Ủy ban tự vệ thương mại Indonesia Mardjoko đã đưa ra thông báo trên.
Dựa trên kết quả điều tra của KPPI, ông Mardjoko cho rằng các ngành sản xuất trong nước cần được bảo vệ, Chính phủ Indonesia cần thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại. Do vậy, nước này phải bổ sung một số mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá.
Các biện pháp tự vệ thương mại này nhằm giảm các khoản lỗ nghiêm trọng và ngăn ngừa nguy cơ thua lỗ trong thời gian tới của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp Indonesia.
Động thái này sẽ tạo cơ hội cho các chủ thể nội địa kinh doanh các sản phẩm liên quan thực hiện điều chỉnh cơ cấu để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu tương tự.
Theo ông Mardjoko, Bộ Thương mại Indonesia đã theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng này tại Indonesia.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Indonesia và truy thu các khoản thuế cần thiết, ngày 22/10/2020, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia đã ký quyết định số 767 để đưa mặt hàng thảm trải sàn và các mặt hàng liên quan vào danh mục chịu thuế chống bán phá giá. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 17/2/2021.
Bộ Thương mại Indonesia xác nhận, ngoài các mặt hàng từ Trung Quốc, các mặt hàng tương tự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được đưa vào danh sách áp thuế chống bán phá giá. Những sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ đang được hưởng nhiều ưu đãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Indonesia, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Các mặt trên của các quốc gia Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn được hưởng chính sách miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Indonesia.
Sản phẩm tương tự của các quốc gia khác cũng được hưởng chính sách miễn thuế tại Indonesia, như: Afghanistan, Argentina, Bangladesh, Brazil, Colombia, Ghana, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Macau (Trung Quốc), Papua New Guinea, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).