Indonesia giáng đòn đau vào thị trường dầu ăn thế giới giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"

12/05/2022 15:21
Việc Indonesia tuyên bố sẽ cấm xuất khẩu dầu ăn trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt cục bộ và giá tăng cao, làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mùa màng trên khắp thế giới.

Theo Bloomberg, nguồn cung dầu ăn thế giới, vốn đã bị "siết chặt’ vì khủng hoảng địa chính trị ở Đông Âu, nay càng khan hiếm.

Tình trạng thiếu dầu ăn hiện nay càng khiến cuộc khủng hoảng đói kém trên thế giới thêm trầm trọng hơn bao giờ hết.

Và trong tình hình "nước sôi lửa bỏng" này, Indonesia giáng thêm đòn đau khi đang ngừng xuất khẩu dầu cọ trong bối cảnh lạm phát cao, thời tiết khắc nghiệt và nguồn cung khan hiếm.

Đòn đau từ Indonesia

Hai tháng sau sự kiện tháng 2 ở Đông Âu khiến thương mại nông sản toàn cầu bị đình trệ, Indonesia tuyên bố sẽ cấm xuất khẩu dầu ăn trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt cục bộ và giá tăng cao, làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trên khắp thế giới.

Indonesia chiếm hơn 1/3 xuất khẩu dầu thực vật toàn cầu trong đó Ấn Độ và Trung Quốc - 2 quốc gia đông dân nhất là một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất.

Ông Carlos Mera, Công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia Hà Lan Rabobank, cho biết thế giới "không thể thay thế" nguồn cung dầu ăn của Indonesia. "Nguồn cung dầu ăn của Indonesia cho thế giới là "không thể thay thế. Đó chắc chắn là một cú đánh lớn", ông khẳng định.

Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, loại dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

Thông báo của quốc gia Đông Nam Á về lệnh cấm hồi tháng 4 đã khiến giá dầu giao sau của Mỹ gắn liền với dầu đậu nành, một loại dầu thay thế cho dầu cọ, tăng vọt lên mức giá cao nhất kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp.

Ở Anh, một số siêu thị đang hạn chế mua các loại dầu ăn như hướng dương, ô-liu và hạt cải.

Động thái của Nga hồi tháng 2 đã khiến việc thị trường dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn và đang siết chặt nguồn cung cấp dầu thực vật khác được sử dụng trong thực phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Những bất ổn về thời tiết trên khắp thế giới cũng đẩy các nhà sản xuất dầu ăn lớn trên thế giới ngập trong nỗi lo thiếu hụt.

Sản lượng đậu nành ở Nam Mỹ - nhà sản xuất lớn nhất thế giới - lao dốc vì tình trạng khô hạn.

Hạn hán tại Canada cũng làm giảm sản lượng dầu hạt cải và khiến nguồn cung có sẵn rất ít.

Nguồn cung hạn chế và giá cả tăng cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát đối với các mặt hàng thực phẩm như dầu trộn salad và sốt mayonnaise ở các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong khi đó, những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

Bởi họ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu cọ, loại dầu thực vật rẻ hơn dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải đắt hơn.

Ông Atul Chaturvedi, chủ tịch Hiệp hội chiết xuất dung môi và tập đoàn thương mại dầu ăn của Ấn Độ, cho biết: “Chúng tôi vô cùng sốc trước quyết định này của Indonesia và không mong đợi một lệnh cấm như thế này”.

Chi phí lương thực cốt lõi tăng cao cũng dẫn đến cuộc tranh cãi lớn nhất trong một thập kỷ qua về việc sử dụng đất nông nghiệp cho sản xuất nhiên liệu.

Hiệp hội các nhà làm bánh Mỹ đang cảnh báo về các kệ hàng tạp hóa trống rỗng.

Theo chuyên gia Brice Dunlop tại Fitch Solutions, những thay đổi về giá cả có thể dẫn tới bất ổn xã hội, nhất là ở Ấn Độ. "Ấn Độ đã từng có rất nhiều vụ bạo động liên quan đến tình trạng thiếu hụt thực phẩm, trong khi dầu thực vật lại là thành phần chính của rất nhiều món ăn tại đây", ông cảnh báo.

Căng thẳng giữa lương thực và nhiên liệu cũng đang bùng phát ở các khu vực khác, bao gồm cả Indonesia.

Theo ông Tosin Jack - Giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa tại Mintec - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dữ liệu giá cả hàng hóa toàn cầu ở Anh, quyết định mới nhất của Indonesia chắc chắn sẽ khiến mọi việc trầm trọng hơn tình trạng lạm phát thực phẩm vốn đã ở mức cao kỷ lục.

Đối với các nhà sản xuất các mặt hàng đóng gói như khoai tây chiên, động thái của Indonesia càng khiến họ càng thêm khốn đốn.

Indonesia giáng đòn đau vào thị trường dầu ăn thế giới giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng để mua dầu ăn với giá cả phải chăng ở Palembang, Indonesia vào ngày 24/2. Ảnh: AFP

Không chỉ có Indonesia

Ngoài Indonesia, các chính phủ khác cũng đang vào cuộc.

Họ hạn chế xuất khẩu, kiểm soát giá và ngăn chặn hành vi tích trữ. Tuy nhiên, những động thái trên không thể ngăn giá cả tăng cao, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.

Giá dầu đậu nành Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021, một phần do nhu cầu cao hơn đối với các nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Sau đó, giá tăng lên mức cao kỷ lục sau sự kiện tháng 2 ở Đông Âu, vốn làm gián đoạn các chuyến hàng dầu hướng dương và đặt ra nhu cầu về các mặt hàng thay thế.

Dầu hạt cải của Canada đã leo lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái khi hạn hán tàn phá khiến cây trồng trên khắp các thảo nguyên Bắc Mỹ bị thu hẹp.

Dầu cọ ở châu Á đã tăng khoảng 50% và dầu hạt cải ở châu Âu là 55% trong 12 tháng qua.

John Baize, một nhà phân tích độc lập cũng là chuyên gia tư vấn cho hãng đậu tương Mỹ cho biết, "mặc dù giá cao kỷ lục, nhu cầu dầu thực vật vẫn ở mức cao vì dầu thực vật là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống ở tất cả các quốc gia và đặc biệt là ở các nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh".

Ông gọi việc hạn chế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia là một "vấn đề lớn" nhưng kỳ vọng việc hạn chế này sẽ không kéo dài.

Hiện tại, lệnh cấm của Indonesia thậm chí còn làm gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và giá cả leo thang tại nước này. Bởi những quốc gia khác cũng có thể đưa ra động thái tương tự nếu tình hình khủng hoảng trên thế giới tiếp tục kéo dài.

Chuyên gia Mera của Rabobank cho biết: "Chúng ta có thể chứng kiến một vài sản phẩm khác bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu. Điều này có thể khiến mối lo ngại ngày càng phình to".

https://soha.vn/indonesia-giang-don-dau-vao-thi-truong-dau-an-the-gioi-giua-luc-nuoc-soi-lua-bong-20220505215156673.htm

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
20 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
47 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
24 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
18 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.