IPP “rút lui chóng vánh”, vận tải hàng hoá hàng không có “khó ăn”?

20/11/2022 07:48
Mặc dù trong ngắn hạn thị trường vận tải hàng hoá hàng không có "hạ nhiệt" tuy nhiên châu Á vẫn là thị trường tăng trưởng cao trong dài hạn, việc IPP Air Cargo đột ngột xin rút là bước đi thận trọng.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc Công ty cổ phần IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và xin dừng thủ tục cấp giấy phép.

IPP “rút lui chóng vánh”, vận tải hàng hoá hàng không có “khó ăn”? - Ảnh 1.

Đề nghị rút hồ sơ và dừng thủ tục cấp giấy phép là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, không liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, xem xét thẩm định hồ sơ.

"Hạ nhiệt" trong ngắn hạn

Trong công văn Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Công ty cổ phần IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và xin dừng thủ tục cấp giấy phép với lý do đánh giá mới của doanh nghiệp trước "tình hình biến động và bất ổn của thị trường hàng hóa toàn cầu hiện nay cũng như dự báo khó khăn của ngành vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới do biến động về giá nhiên liệu và nguy cơ suy thoái kinh tế diện rộng".

Cục Hàng không Việt Nam khẳng định: Đề nghị rút hồ sơ và dừng thủ tục cấp giấy phép là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, không liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, xem xét thẩm định hồ sơ từ Cục Hàng không VN đến Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị định Chính phủ số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 về kinh doanh vận chuyển hàng không.

“Do phí thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã qua bước tổ chức thẩm định tại Cục Hàng không Việt Nam và báo cáo Bộ GTVT kết quả thẩm định nên không được hoàn trả lại, vẫn nộp ngân sách Nhà nước theo quy định”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết thêm.

Trên thực tế, về tình hình hàng hoá hàng không ngắn hạn đang cho thấy dấu hiệu “hạ nhiệt” sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thời kỳ Covid. Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu vận tải hàng không toàn cầu đã giảm nhiệt.

Tổng giám đốc IATA Willie Walsh cho biết, dù hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tiếp tục xu hướng ở mức của năm 2019, sản lượng vẫn ở mức thấp so với mức bất ngờ của năm 2021 vì ngành công nghiệp này đối mặt với một số thách thức.

Cụ thể, xét về mức độ tiêu dùng, đa phần các nơi đều dỡ bỏ các hạn chế đi lại nhưng người dân dường như dành nhiều thời gian để đi nghỉ hơn và ít chi tiêu qua thương mại điện tử hơn.

Xét ở mức độ vĩ mô, vì những cảnh báo suy thoái ngày càng nhiều nên đã có tác động tiêu cực với dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, sự ổn định của giá dầu.

Riêng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á – Thái Bình dương (AAPA) chỉ ra, lượng vận tải hàng hóa qua đường hàng không của các hãng bay trong khu vực này vào tháng 9 đã giảm 2 con số.

Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế trong tháng 9 so với năm ngoái đã giảm 10,4% trong khi năng lực vận tải hàng hóa lại tăng 5,9%. Do đó, hệ số vận tải trung bình đã giảm 11,4 điểm phần trăm xuống 64%.

AAPA cho rằng, thị trường hàng hóa vẫn đang chịu nhiều áp lực do hoạt động kinh doanh khó khăn, niềm tin tiêu dùng giảm.

Các chuyên gia logistics qua đường hàng không cũng hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng vào năm 2023 khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho hàng hóa, các hợp đồng sản xuất, xuất khẩu và hàng hóa đang quay trở lại với dịch vụ vận tải đường biển do chi phí rẻ hơn.

"Mỏ vàng" tương lai

Tuy nhiên, về dài hạn, chuyên gia đánh giá, châu Á vẫn là thị trường có mức độ tăng trưởng hàng hoá hàng không nhanh nhất. Mức dự báo tăng trưởng bình quân 4,5%/năm với tuyến Đông Á – Bắc Mỹ và Đông Á – châu Âu. Thị trường nội Á thậm chí còn có mức tăng trưởng lớn hơn, trung bình 5,7%/năm so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu là 4,1% tính theo Cargo Tonne Kilometres (CTK) - tấn km hàng hóa.

IPP “rút lui chóng vánh”, vận tải hàng hoá hàng không có “khó ăn”? - Ảnh 2.

Thị trường hàng hoá hàng không của Việt Nam có mức tăng trưởng 9,4%/năm kể từ năm 2012 đến nay, như vậy là cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng của khu vực kinh tế năng động là Đông Á.

Đáng lưu ý, trong đánh giá của mình, Boeing cho biết thị trường hàng hoá hàng không của Việt Nam có mức tăng trưởng 9,4%/năm kể từ năm 2012 đến nay, như vậy là cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng của khu vực kinh tế năng động là Đông Á.

Tập đoàn Boeing nhận định, 20 năm tới, lượng tàu chuyên dụng đáp ứng nhu cầu toàn cầu sẽ vẫn tăng lên con số từ 2.240 tàu bay năm 2021 lên 3.610 tàu bay hàng hoá chuyên dụng vào năm 2041, tăng lên 60%.

Trước đó, hồi cuối tháng 10/2022, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần IPP Air Cargo đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Theo đó, doanh nghiệp này xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được nộp vào đầu tháng 1/2022 và dừng các hoạt động cấp phép bay theo quy định.

Lý do được IPP Air Cargo đưa ra là tình hình kinh tế thế giới đang có diễn biến xấu, suy thoái toàn cầu ngày một hiện hữu. Biến động giá nhiên liệu khiến ngành vận chuyển hàng hóa toàn cầu sẽ gặp khó khăn.

Lãnh đạo IPP cũng cho hay khi thị trường thế giới có sự phục hồi và ổn định trong tương lai, hãng sẽ cân nhắc trở lại vào thời điểm thích hợp và chấp nhận việc nộp lại hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ đầu.

Hồi tháng 9, Cục Hàng không cũng khẳng định IPP Air Cargo đảm bảo đáp ứng các điều kiện để cấp phép bay theo quy định sau quá trình thẩm định.

Theo biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không do Bộ Tài chính ban hành, chi phí thẩm định IPP Air Cargo phải nộp ước tính lên tới trăm triệu đồng.

Các chi phí này gồm phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận khai thác trong hoạt động hàng không dân dụng, phí thẩm định giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay, phí thẩm định giấy phép khai thác thiết bị, hệ thống thiết bị hàng không…

Trong khi đó, IPP Air Cargo phải chủ động làm việc với ngân hàng để giải tỏa khoản tiền vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ là 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động. Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo khai thác 5 tàu bay hàng hóa, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3.

Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
9 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
33 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
14 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
1 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.