Iran 'thất thủ' trước đại dịch Covid-19

01/03/2020 10:30
Tính đến ngày 29/2, dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng loại mới (Covid-19) tại Iran đã có 388 người bị bệnh, 34 người chết với tỷ lệ tử vong khoảng 8,76%, mức cao nhất thế giới và là nước có số bệnh nhân chết nhiều nhất chỉ sau Trung Quốc.

Iran chính thức công bố dịch lần đầu tiên vào ngày 19/2, cùng ngày cũng nói rằng có hai bệnh nhân đã chết. Một tuần sau, dịch bệnh lây lan rộng ra với bội số, nhưng Tổng thống Hassan Rouhani ngày 26/2 vẫn nói rằng Iran sẽ quyết không cách ly thành phố, mà chỉ cách ly cá nhân và còn nói “ngày nào cũng có người chết vì cảm lạnh hoặc cúm”, “không cần phải nói quá về coronavirus mới”.

Những tuyên bố này phù hợp với lời lẽ của Thứ trưởng Bộ Y tế Iran, ông Iraj Harirchi nói ngày 23/2 rằng “cách ly là hành động thuộc về thời kỳ đồ đá”. Tuy nhiên, trớ trêu thay, ông Harirchi liên tục đổ mồ hôi tại một cuộc họp báo vào thời điểm đó, dường như không khỏe và ngay ngày hôm sau, đã được xác nhận nhiễm Covid-19. Có vẻ không bình thường khi thấy các nhà lãnh đạo bị nhiễm phải đối mặt với dịch bệnh. Ít nhất có thêm bà Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và ngoại giao của Quốc hội Mojtaba Zolnour và Giám đốc y tế của trường đại học ở thành phố thánh địa Qom, trung tâm dịch bệnh của Iran, cũng đã bị nhiễm bệnh.

Che giấu dịch bệnh

Thành phố Qom, với dân số hơn 1,2 triệu người, số bệnh nhân mắc bệnh là 63. Đây là một thánh địa hành hương của người Hồi giáo Shiite và thu hút hơn 20 triệu người mỗi năm, chủ yếu đến từ các quốc gia Trung Đông. Chỉ riêng thành phố Herat, Afghanistan đã có hơn 1.000 người đã trở về từ Qom trong hai tuần qua. Do sự qua lại thường xuyên của những người này, tình hình dịch bệnh ở  Iran đã lan nhanh sang các quốc gia ở Trung Đông khác như Kuwait, Bahrain, Oman, Lebanon, Iraq... và những nơi khác. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Armenia, Pakistan giáp Iran cũng đã áp dụng biện pháp phong tỏa biên giới.

Hiện tại, chính quyền Iran vẫn không cấm mọi người tiếp tục hành hương đến Qom và ngôi đền quan trọng Fatima Masumeh Shrine vẫn mở cửa. Người điều hành của nó cho biết ngôi mộ thánh này là một “nơi chữa bệnh” và “mọi người đến đây để điều trị tâm linh và thể chất”.

Tuy nhiên, chính quyền Iran cũng kêu gọi công chúng cố gắng tránh các cuộc tụ họp không cần thiết. Tại các tỉnh bị ảnh hưởng, các trường học bị đình chỉ học tập; các hoạt động thi đấu thể thao, triển lãm nghệ thuật, triển lãm phim...đều bị hủy bỏ. Trong các quán cà phê và quán trà của thủ đô Tehran, các điếu hút Shisa mà khách hàng thường dùng chung cũng bị cấm. Trong khi trên tivi phát các video về khử trùng trên xe buýt và ga tàu điện ngầm, đường phố xuất hiện các biểu ngữ kêu gọi mọi người tránh bắt tay nhau. Đồng thời, khẩu trang y tế và vật liệu khử trùng cũng xảy ra tranh mua và giá của chúng đã tăng gần 10 lần.

Ngoài tỷ lệ tử vong cực kỳ cao, tình trạng trên cũng tương tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng tình hình đặc biệt ở Iran đã cho thấy hai nguy cơ lớn.

Trước hết, nhiều quan chức Iran vẫn coi Covid-19 như cảm cúm và Tổng thống Rouhani so sánh dịch bệnh với mối đe dọa trừng phạt của Mỹ là “sợ hãi lớn hơn so với thực tế”, khiến mọi người lo lắng rằng chính phủ đã không thực sự đối mặt với dịch bệnh do các yếu tố chính trị trong và ngoài nước.

Gặp khó vì các lệnh trừng phạt của Mỹ

Mặt khác, ngay cả khi các số liệu chính thức của Iran đáng tin cậy, thì tỷ lệ tử vong cực kỳ cao cho thấy hệ thống y tế của nước này do bị tác động bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, đã không đủ năng lực để đối phó với dịch bệnh Covid-19.  Mặc dù cho đến nay, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn khăng khăng rằng Mỹ “ủy quyền rộng rãi” cho việc nhập khẩu thuốc và thiết bị y tế vào Iran, nhưng hệ thống y tế của Iran trước khi dịch bệnh Covid-19 ở vào tình trạng giật gấu vá vai. Các biện pháp trừng phạt khiến người dân khó có thể chịu nổi chi phí điều trị, hàng dài người xếp hàng tại bệnh viện và thiếu vật tư y tế dẫn đến tình trạng điều trị y tế rất tồi tệ.

Iran thất thủ trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.
 Ngày 21 tháng 2 giữa lúc xảy ra dịch bệnh, người dân đi bầu cử Quốc hội vẫn không đeo khẩu trang

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tháng 10/2019 đã công bố một báo cáo, đề cập đến “các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các ngân hàng Iran”, cộng với “những nhận xét ác ý của các quan chức Hoa Kỳ”, “dù cố ý hay không, đã đe dọa nghiêm trọng việc người dân Iran được hưởng quyền chữa bệnh và nhận được các loại thuốc cần thiết”.

Đã bị Mỹ trừng phạt trong nhiều năm, Iran có thể tự sản xuất 95% lượng thuốc cần thiết, nhưng nguyên liệu cần được nhập khẩu từ nước ngoài. Mahmoud Zadeh, Giám đốc bệnh ung thư tại Khu phức hợp Bệnh viện Imam Khomeini ở Tehran, nói rằng vấn đề là “chúng tôi không thể gửi tiền giữa các tài khoản ngân hàng, khiến chúng tôi không thể mua được thuốc cần thiết dù chúng tôi có tiền”. Ông nói, một nửa số bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Bộ Y tế Iran nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã 4 lần chuyển giao cho Iran các công cụ để phát hiện Covid-19 và các thiết bị phòng hộ của nhân viên y tế, nhưng điều này vẫn không giải quyết được hoàn toàn áp lực đối với hệ thống y tế Iran. Chỉ ngành y tế Iran mới nhận thức rõ nhất về nhu cầu khác nhau của họ.


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.