Cụ thể, giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập Amazon tăng vọt 63,6 tỷ USD trong năm nay. Chỉ trong 1 ngày của tháng này, khối tài sản của tỷ phú Bezos đã tăng lên tới 13 tỷ USD. Người đàn ông giàu nhất thế giới thậm chí còn nắm giữ một kỷ lục khác: khối tài sản vượt mức 200 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Trong khi đó, Mark Zuckerber – nhà đồng sáng lập Facebook, cũng chứng kiến khối tài sản tăng thêm 9,1 tỷ USD trong năm nay, chuẩn bị chạm ngưỡng 100 tỷ USD như Bezos và Bill Gates.
Tốc độ gia tăng và tích lũy tài sản của các tỷ phú công nghệ là không thể sánh ngang. Không có tài sản của một nhóm giám đốc nhiều hành nào có thể vượt qua các tỷ phú công nghệ. Thật vậy, những người giàu nhất thế giới đang ngày càng giàu có hơn, thậm chí còn với tốc độ nhanh hơn khi đại dịch Covid-19 "phủ bóng mờ" đối với nền kinh tế thế giới và thúc đẩy hoạt động trực tuyến.
Trong số 10 người giàu nhất thế giới, chỉ có những tỷ phú không kinh doanh lĩnh vực công nghệ mất tiền.
Luigi Zingales – giáo sư ngành tại chính tại Trường sau đại học của Đại học Chicago (University of Chicago Booth School of Business), nhận định: "Chúng ta đã chuyển từ một nền kinh tế "vật lý" sang nền kinh tế trực tuyến một cách nhanh chóng. Có lẽ điều tương tự sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Hiện tài, nó diễn ra trong vài tuần, thay vì vài năm."
Theo chỉ số của Bloomberg, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú công nghệ trong này đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2016, từ 751 tỷ USD lên 1,4 nghìn tỷ USD cho đến nay. Tốc độ này nhanh hơn tất cả các lĩnh vực khác. Tài sản của 7 trong số 10 người giàu nhất thế giới có được nhờ nắm giữ cổ phần trong các tập đoàn công nghệ, với tổng giá trị là 666 tỷ USD, tăng 147 tỷ USD trong năm nay.
Tổng tài sản của các tỷ phú theo từng lĩnh vực (Truyền thông; Tài chính; Năng lượng; Tiêu dùng; Công nghệ) trong năm 2016.
Trong năm 2020, tỷ phú "kiếm đậm" nhất là Elon Musk – với tổng tài sản tăng hơn gấp đôi lên 69,7 tỷ USD nhờ đà tăng ngoạn mục của cổ phiếu Tesla. Nhà đồng sáng lập Microsoft – Bill Gates, và cựu CEO Steve Ballmer cũng chứng kiến khối tài sản tăng vọt.
Tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani cũng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế trực tuyến. Cổ phiếu của tập đoàn Reliance Industries do ông sở hữu đã tăng 45% trong năm nay, khi công ty mở rộng kinh doanh sang các mảng kỹ thuật số và bán lẻ, giúp ông trở thành người giàu thứ 5 thế giới.
Tổng tài sản của các tỷ phú theo từng lĩnh vực (Tài chính; Năng lượng; Tiêu dùng; Công nghệ) trong năm nay.
Trong top 10, chỉ có 2 tỷ phú ghi nhận khối tài sản sụt giảm là "ông trùm" ngành hàng xa xỉ Bernard Arnault và huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Trong khi lĩnh vực công nghệ tăng trưởng mạnh, thì hơn 200 trong số 500 tỷ phú được Bloomberg theo dõi đã mất tiền trong năm nay.
Việc các công ty công nghệ lớn kiểm soát cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số cũng tương tự như cách Gilded Age độc quyền ngành công nghiệp ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, đến năm 1990, 5 công ty lớn nhất của Mỹ đã có tổng vốn hóa tương đương với gần 6% nền kinh tế nước này, theo ước tính của nhà kinh tế học Daron Acemoglu của MIT.
Hiện tại, 5 trong số các công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ - gồm Apple, Amazon, Alphabet, Facebook và Microsoft, có vốn hóa tương đương với khoảng 30% GDP nước này. Con số này gần như gấp đôi so với cuối năm 2018.
Tham khảo Bloomberg