KBSV: Thị trường giảm mạnh nhưng định giá nhiều nhóm cổ phiếu vẫn chưa về mức hấp dẫn

10/07/2022 23:43
Từ số liệu trên, KBSV cho rằng định giá các nhóm cổ phiếu này chưa hẳn đã hấp dẫn nếu so với vùng đáy năm 2015-2016, vốn có điểm tương đồng so với giai đoạn hiện tại.

Định giá hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực

Trong Báo cáo triển vọng thị trường nửa cuối năm, Chứng khoán KBSV đánh giá chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh trong quý 2 với nguyên nhân chủ yếu đến từ diễn biến tiêu cực của TTCK toàn cầu trước các lo ngại tăng dần về rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ dưới tác động của việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát tăng mạnh. Tính cho nửa đầu năm 2022, chỉ số VN-Index giảm 22,5% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên giảm 5% so với cùng kỳ.

KBSV: Thị trường giảm mạnh nhưng định giá nhiều nhóm cổ phiếu vẫn chưa về mức hấp dẫn - Ảnh 1.

Đội ngũ phân tích đánh giá những đợt giảm điểm mạnh đã khiến định giá của thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn vượt trội hơn các thị trường trong khu vực. Cụ thể, chỉ số P/B và P/E của VN-Index ở mức thấp (trong tương quan so sánh tăng trưởng EPS bình quân 3 năm gần nhất và P/E). Điều này cũng được phản ánh qua động thái mua ròng của khối ngoại trong giai đoạn chỉ số VN-Index điều chỉnh sâu thời gian qua, trong khi đẩy mạnh bán ròng ở các thị trường trong khu vực.

Việc chứng khoán Việt Nam bị định giá thấp bất chấp sự lành mạnh về cả nền tảng vĩ mô lẫn vi mô doanh nghiệp đã diễn ra trong 1 thời gian dài và nguyên nhân lớn chủ yếu do thị trường Việt Nam hiện vẫn đang là thị trường cận biên. Theo đó, khoảng cách về mặt định giá này sẽ sớm được thu hẹp nếu triển vọng nâng hạng thị trường dần rõ nét hơn (quá trình dự kiến sẽ diễn ra trong 2-3 năm tới), phản ánh triển vọng tích cực của thị trường trong dài hạn.

Sau giai đoạn điều chỉnh mạnh trong quý 2, P/E trượt 12 tháng của VN-Index đang ở mức 13,2 lần. Theo thống kê, với mức P/E forward 2022 ở mức 12,2 lần chỉ xuất hiện 3 lần duy nhất trong lịch sử 10 năm trở lại đây. Thứ nhất giai đoạn năm 2012 do các bất ổn vĩ mô sau khủng hoảng 2009. Thứ hai giai đoạn cuối năm 2015 đầu năm 2016 trước lo ngại Trung Quốc hạ cánh cứng và FED nâng lãi suất lần đầu sau khủng hoảng tài chính. Cuối cùng là giai đoạn đầu năm 2020 do khủng hoảng Covid-19.

KBSV: Thị trường giảm mạnh nhưng định giá nhiều nhóm cổ phiếu vẫn chưa về mức hấp dẫn - Ảnh 2.

Như vậy, điểm chung của cả 3 đợt giảm sâu này với đợt giảm hiện tại là đều đến từ các lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này phần nào lý giải diễn biến điều chỉnh của chứng khoán Việt Nam trong quý 2 vừa qua.

Định giá nhiều nhóm ngành chưa thực sự hấp dẫn

Theo phân tích ở trên, P/E forward 2022 của chỉ số VN-Index hiện chỉ cao hơn 3 giai đoạn trong quá khứ và điểm chung của cả 4 giai đoạn (bao gồm giai đoạn hiện tại) là đà sụt giảm của thị trường đều đến từ các rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong đó, KBSV đánh giá bối cảnh vĩ mô hiện tại có sự tương đồng rất lớn với giai đoạn cuối 2015, đầu 2016. Thời điểm thị trường tài chính toàn cầu lo ngại rủi ro kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng, Fed nâng lãi suất lần đầu kể từ khủng hoảng tài chính 2009), trong khi kinh tế trong nước vẫn phát đi những tín hiệu tích cực.

KBSV: Thị trường giảm mạnh nhưng định giá nhiều nhóm cổ phiếu vẫn chưa về mức hấp dẫn - Ảnh 3.

Trong khi đó, giai đoạn năm 2012 kinh tế trong nước có nhiều bất ổn do hệ lụy từ khủng hoảng tài chính 2009, giai đoạn đầu 2020 đến từ bùng phát dịch Covid-19 đều có nét đặc trưng riêng. Xét tương quan P/B trong quá khứ, một số nhóm cổ phiếu có tính chu kỳ cao đang quay lại vùng định giá thấp, song nhiều nhóm vẫn có mức định giá chưa thực sự hấp dẫn.

Đội ngũ phân tích sử dụng phương pháp so sánh tương quan P/B của các ngành có tính chu kỳ cao (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép) ở 2 giai đoạn để đánh giá mức độ hấp dẫn của các ngành này trong bối cảnh hiện tại sau nhịp điều chỉnh sâu. Bởi việc sử dụng so sánh P/E sẽ không thực sự chuẩn xác do lợi nhuận các doanh nghiệp thuộc các ngành này thường có xu hướng biến động mạnh ở các giai đoạn vĩ mô bất ổn.

KBSV: Thị trường giảm mạnh nhưng định giá nhiều nhóm cổ phiếu vẫn chưa về mức hấp dẫn - Ảnh 4.

Theo so sánh tương quan P/B hiện tại với mức P/B thấp nhất giai đoạn 2015 - 2016, ngoại trừ nhóm thép thấp hơn 7%, nhóm ngân hàng, chứng khoán, BĐS vẫn đang giao dịch với P/B cao hơn lần lượt 23%, 30% và 60%. Điều này không có nghĩa cổ phiếu các ngành này cần giảm thêm 1 mức tương ứng do bối cảnh vĩ mô, và mức độ phản ánh giá trị nội tại doanh nghiệp qua chỉ số P/B ở 2 giai đoạn có sự khác biệt. Tuy nhiên, từ con số trên có thể thấy định giá các nhóm cổ phiếu này chưa hẳn đã hấp dẫn nếu so với vùng đáy 2015-2016, vốn có điểm tương đồng so với giai đoạn hiện tại.

https://cafef.vn/kbsv-thi-truong-giam-manh-nhung-dinh-gia-nhieu-nhom-co-phieu-van-chua-ve-muc-hap-dan-20220708201313403.chn

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
55 phút trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
43 phút trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
18 phút trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
26 phút trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
56 phút trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.