KBSV: “Triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam rộng mở trong năm 2020”

11/12/2019 11:25
Theo KBSV, khi được nâng hạng, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với các quỹ với quy mô tài sản lớn phân bổ theo bộ chỉ số thị trường mới nổi FTSE, trong đó có thể nhắc tới quỹ Vanguard FTSE Emerging Market ETF – quỹ ETF thị trường mới nổi lớn nhất thế giới.

KB Securities Việt Nam (KBSV) vừa đưa ra báo cáo đánh giá TTCK Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để được nâng hạng thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market) của FTSE vào tháng 9/2020.

Theo KBSV, khi được nâng hạng, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với các quỹ với quy mô tài sản lớn phân bổ theo bộ chỉ số thị trường mới nổi FTSE, trong đó có thể nhắc tới quỹ Vanguard FTSE Emerging Market ETF – quỹ ETF thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Bởi vậy, dù tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong các bộ chỉ số EM được dự báo ở mức thấp nhưng vẫn sẽ tạo ra một lượng lớn dòng tiền chảy vào TTCK Việt Nam.

Dòng tiền giải ngân của khối ngoại thường sẽ tăng đáng kể khi việc nâng hạng FTSE được thông báo như TTCK Qatar trong giai đoạn 2015.

Tuy nhiên, NĐT cũng cần lưu ý sẽ có sự lệch pha về thời điểm lúc các quỹ đầu tư vào thị trường cận biên rút danh mục khỏi TTCK Việt Nam và khi các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi bắt đầu giải ngân (thường sẽ có độ trễ). Ngoài ra, dòng tiền chủ động sẽ có thể biến động khó lường trước và sau sự kiện nâng hạng. Một số quỹ chủ động thường đổ tiền vào TTCK Việt Nam để đón đầu sự kiện nâng hạng và sau đó có thể rút ra chốt lời khi TTCK Việt Nam chính thức được nâng hạng.

Giai đoạn phản ánh tích cực nhất sẽ chỉ tập trung vào giai đoạn trước khi được nâng hạng

Theo KBSV, trường hợp tương đồng gần nhất với Việt Nam là Romania, đã tăng gần 38% kể từ đầu năm, đón đầu thông tin nâng hạng Mới nổi hạng 2 vào tháng 9/2019. Tuy nhiên, NĐT cần lưu ý chỉ số chứng khoán sẽ có thể điều chỉnh sau khi việc nâng hạng đi vào hiệu lực như trường hợp của UAE và Qatar, giảm lần lượt 5% và 20% 1 năm sau khi được nâng hạng.

Thanh khoản thị trường sẽ được cải thiện đáng kể sau khi nâng hạng. Khi đó, Việt Nam có thể hấp thụ tốt hơn những khoản đầu tư có quy mô lớn.

Việc TTCK được nâng hạng cũng giúp gia tăng tính tương đồng giữa quy tắc, chuẩn mực của TTCK Việt Nam với quốc tế, qua đó tạo dựng niềm tin cho NĐTNN tham gia giao dịch nhiều hơn. Ngoài ra, việc nâng hạng cũng được xem như là động lực cho các cơ quan quản lý tiếp tục đẩy mạnh cải cách và nâng cấp thị trường.

Tuy nhiên, KBSV cũng lưu ý nhà đầu tư sẽ cần phải chú ý nhiều hơn đến yếu tố ngoại biên bởi khi được nâng hạng, tác động của những yếu tố này với thị trường mới nổi sẽ rõ ràng hơn so với thị trường cận biên.

Rào cản và phướng hướng xử lý để Việt Nam nâng hạng trong năm 2020

Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm thị trường Cận biên và đã được thêm vào danh sách theo dõi để phân loại lên thị trường Mới nổi hạng 2 vào tháng 9/2018.

Tuy nhiên, sau 1 năm rà soát, Việt Nam mới chỉ đáp ứng 7/9 tiêu chí xếp loại của FTSE. Trong đó, Yếu tố Hoạt động chứng khoán thông suốt, không có lỗi không được đánh giá. KBSV cho rằng yếu tố này y không phải là rào cản lớn, đơn thuần do việc cung thấp thông tin từ UBCK. Ngoài ra, yếu tố Thanh toán bù trừ T+2/T+3 bị hạ từ Đạt xuống Hạn chế.

Hoạt động thanh toán của Việt Nam nhìn chung vẫn dựa trên quy tắc phải có tiền trong tài khoản mới được giao dịch (pre-funding). Theo FTSE Russell, Việt Nam cần theo thông lệ quốc tế là thực hiện nhận cổ phiếu thì trả tiền (Delivery vs Payment - DvP), tức là chỉ cần kiểm tra số dư tiền vào ngày T+2 rồi thực hiện chuyển giao cổ phiếu và thanh toán, thay vì việc kiểm tra tài khoản và trừ tiền ngay tại thời điểm T+0 như hiện nay.

Cơ sở pháp lý của Việt Nam (theo thông tư 203/2015/TT-BTC), về cơ bản đã bật đèn xanh cho NĐT tổ chức (có tài khoản tại ngân hàng lưu ký) chỉ cần có bảo lãnh thanh toán/xác nhận từ phía ngân hàng là có thể giao dịch ngay. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi ích từ phía ngân hàng còn hạn chế, khiến việc thực thi thông tư trên chưa hiệu quả.

KBSV cho biết một số CTCK đã chủ động cung cấp dịch vụ bảo lãnh/thanh toán với tổ chức nước ngoài và bước đầu ghi nhận một số kết quả tích cực.

Cũng theo KBSV, khoảng thời gian 1 năm sẽ là đủ để Việt Nam giải quyết được vấn đề tồn tại trong thanh toán với NĐT tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, đối với NĐT cá nhân, KBSV kỳ vọng nếu không giải quyết được vấn đề bảo lãnh thì ít nhất cũng tiến tới việc chỉ phong tỏa tiền tại thời điểm mua chứng khoán và T+2 sau (khi chứng khoán về tài khoản) mới trừ tiền. Mặc dù vậy, điều này vẫn có thể là rủi ro cản trở phần nào việc xét duyệt của FTSE.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
13 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
24 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.