Không thể loại bỏ rủi ro của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện nơi mà người đứng đầu ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trong đó có Mỹ chủ ý làm yếu đồng nội tệ, theo trưởng bộ phận tư vấn kinh tế toàn cầu tại quỹ PIMCO, ông Joachim Fels.
Quan điểm trên như vậy đúng với quan điểm của nhiều chuyên gia phân tích phố Wall từng cảnh báo rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng phàn nàn về hành vi can thiệp vào thị trường ngoại tệ của nhiều nước đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ cho thấy khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD đang lớn dần.
Trong nghiên cứu mới đây, ông Fels viết: “Sau khoảng thời gian nghỉ vào đầu năm 2018, cuộc chiến tranh lạnh trong lĩnh vực tiền tệ đã không ngừng lớn dần giữa các nước giữ vai trò đối tác thương mại lớn của Mỹ. Hơn thế nữa, khả năng căng thẳng leo thang thành cuộc chiến tiền tệ toàn diện với sự can thiệp trực tiếp từ phía Mỹ và chính phủ/ngân hàng trung ương nhiều nước dù không trở thành hiện thực trong ngắn hạn nhưng cũng không thể bị loại bỏ được nữa”.
Tổng thống Trump kêu gọi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, ngoài ra nhiều dấu hiệu từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Nhật đều cho thấy khả năng các ngân hàng sẽ đưa ra biện pháp nới lỏng tiền tệ, điều này tiềm ẩn khả năng gây ra căng thẳng tiền tệ toàn cầu lớn hơn.
Ông Fels nhấn mạnh: “Bức rèm của cuộc chiến tranh lạnh trong lĩnh vực tiền tệ đã được vén lên”.
Dù rằng khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD khó xảy ra trong ngắn hạn, thế nhưng người ta không khỏi hoài nghi về khả năng liệu Bộ Tài chính có đủ khả năng làm việc này bởi đồng USD vẫn có thể yếu đi bởi nhiều tín hiệu chính sách.
Lần gần nhất Mỹ can thiệp làm yếu đồng nội tệ là vào năm 2011 khi mà Mỹ cùng với một số nước khác đồng loạt có biện pháp ứng phó khi đồng yên tăng giá mạnh sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011.